hỘi ĐỒng nhÂn dÂn lucgd... · web view+ Đường lạc long quân: Điểm đầu từ...

83
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số: /2013/NQ-HĐND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2013 NGHỊ QUYẾT Về việc đặt tên, đổi tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 8 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND các cấp ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Trên cơ sở Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết đặt tên, đổi tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra số......../BC-VHXH ngày....tháng.....năm 2013 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và thảo luận, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Đặt tên, đổi tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc như sau: 1. Đổi tên đường Hai Bà Trưng được quy định tại Nghị quyết số 23/2004/NQ-HĐND ngày 28/7/2004 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau: - Hiện trạng có mặt cắt 40,5m, điểm đầu đường Nguyễn Trãi (nút giao bên phải trụ sở UBND tỉnh); Điểm cuối đường Nguyễn Tất Thành với chiều dài 2,2km. 1 DỰ THẢO

Upload: others

Post on 03-Jun-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH VĨNH PHÚC

Số: /2013/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2013

NGHỊ QUYẾTVề việc đặt tên, đổi tên đường, phố

trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚCKHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND các cấp ngày 26/11/2003;Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về

việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá -

Thông tin về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Trên cơ sở Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết đặt tên, đổi tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra số......../BC-VHXH ngày....tháng.....năm 2013 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đặt tên, đổi tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

1. Đổi tên đường Hai Bà Trưng được quy định tại Nghị quyết số 23/2004/NQ-HĐND ngày 28/7/2004 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:

- Hiện trạng có mặt cắt 40,5m, điểm đầu đường Nguyễn Trãi (nút giao bên phải trụ sở UBND tỉnh); Điểm cuối đường Nguyễn Tất Thành với chiều dài 2,2km.

- Điều chỉnh thành 2 đường: + Đường Hai Bà Trưng: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu điểm

cuối là đường Nguyễn Trãi dài 1,2km. + Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua

Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường khu công nghiệp giáp Núi Trống (đường Phùng Hưng dự kiến) dài 1,64km.

2. Đặt tên mới 183 đường, phố: a. Đặt tên mới đường gồm: 13 đường (Chi tiết tại bảng phụ lục 2 kèm theo).

1

DỰ THẢO

Page 2: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

b. Đặt tên mới phố gồm: 170 phố (Chi tiết tại bảng phụ lục 3 kèm theo).Điều 2. Tổ chức thực hiện- Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các

Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

- Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khoá XV, kỳ

họp thứ 8 thông qua ngày……tháng……năm 2013./.

   CHỦ TỊCH

Phạm Văn Vọng

2

Page 3: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐẶT TÊN NĂM 2013 ( 13 tuyến)

TT

Ký hiệu trên bản vẽ

Tên đường, phố dự

kiếnXã, Phường Điểm đầu Điểm cuối

Chiều dài

(Km)

Chỉ giới

đường đỏ (m)

Số ngõ trên

đường, phố

Loại hình

(Năm sinh - Năm mất) Quê quán

Tóm tắt tiểu sử

1 161

Đường Nguyễn Lương Bằng

Xã Thanh Trù(Đường tỉnh

305B)

QL2 đoạn tránh Vĩnh Yên (cách

trạm thu phí 500m)

QL2 đoạn tránh Vĩnh

Yên2,08 13,5 26 3

(1904-1979) Thanh Miện, Hải Dương

Ông là Chủ tịch nước Việt Nam ( 1969-1979)

2 05Đường Phạm

Công Bình

KCN Khai Quang

Tuyến Đường Triệu

Thái

Tuyến Đường

Phùng Hưng 0.86 24 2 2

Là người xã Đồng Văn, huyện Yên

Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Năm giáp thìn đời vua Lý Nhân Tông (1124) Ông thi đỗ Đệ nhất giáp danh sách thứ nhất

của khoa thi. Đời nhà Nguyễn suy tôn ông là Trạng Nguyên. Năm 1138 làm quan tới chức

Thái uý ở vào bậc đại thần của triều Lý, phẩm trật hàng chánh nhất phẩm.

3 40Đường Nguyễn Văn Cừ

thôn Trại Giao đi Hương sơn

Đường Nguyễn Tất

Thành

Hết địa phận TP Vĩnh Yên (Đi Hương

Sơn)

1,8 24 10 3

(1912-1941) Người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương

(tháng 11 năm 1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến

lược cách mạng.

4 97 Đường Mai Hắc Đế

Đường Liên huyện đi

Thanh Vân

Đường Nguyễn Tất Thành (Giáp

UBND xã Định Trung )

Hết địa phận TP Vĩnh Yên (Địa phận xã Thanh Vân)

1,410,5 (QH 19,5)

24 1(1778-1858) Nghi Xuân,

Hà Tĩnh

Tên thật là Mai Thúc Loan, Năm 722, ông đã đứng lên kêu gọi dân phu trong vùng nổi dậy

chống lại nhà Đường. Khi đã làm chủ cả vùng đất Hoan, Diễn, Ái, ông lấy thành Vạn An làm kinh đô, xưng đế nên sử cũ thường

gọi ông là Mai Hắc Đế.

5 22 Đường Lý Nam Đế

KĐT Nam đầm Vạc

Nút giao Hai Bà Trưng và

Mê Linh (Ngã 5 nhà

thi đấu )

Tuyến Đường Đinh Tiên Hoàng (đường vào

sân gôn)

1,87 22,5 10 1 Ông tên thật là Lý Bí, là vị hoàng đế sáng lập

nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam.

3

Page 4: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

6 09Đường

Đinh Tiên Hoàng

BigC đi Sân Golt

Đường quốc lộ 2 (Giáp

BigC)

Thôn Minh Quang, xã Thanh Trù

1,85 33.5 10 1 (924 - 979) Ninh Bình

Là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là

người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Tên húy còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh.

7 01Đường Phùng Hưng

KCN Khai Quang

Đường Tôn Đức Thắng (Thôn Minh

Quyết)

Hết khu công nghiệp Khai Quang (giáp xã Quất Lưu)

1.63 24 6 1 Xã Đường

Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội

Ông là Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Đường. Năm 782,

Phùng Hưng được tôn làm vua, tổ chức lại đất nước, mở mang kinh tế. Được 7 năm thì ông mất, nhân dân đã tôn ông làm Bố cái đại vương để tỏ lòng thương nhớ và kính trọng.

8 183 Văn Cao

Nhà thi đấu TP Vĩnh Yên.

Phường Khai Quang

Đường Tôn Đức Thắng

(Gần công an tỉnh Vĩnh

Phúc)

Đường Mê Linh (Giáp

cổng nhà Thi Đấu Vĩnh

Phúc)

0,5 24

 

3

(1923-1995) Sinh ở Hải

Phòng nhưng quê ở Thôn hào Kiệt, xã Liên Minh, Huyện Vụ Bản, Nam

Định

Là nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng, là người sáng tác bài hát Tiến quân ca- Quốc ca Việt

Nam và là người có bài hát " Trường ca Sông lô" nổi tiềng về Vĩnh Phúc.

9 07 Đường Hàm Nghi

KCN Khai Quang

Tuyến Đường Triệu

Thái

Tuyến đường Phùng

Hưng (Bái rác Gò Rùa, Khai Quang)

1.17 24 2 1 (1871–1943)Vua Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là một trong những vị vua yêu nước

trong thời kỳ Pháp thuộc.

10 153Đường Lê

Hồng Phong

Phường Hội Hợp

(KDC Tỉnh Uy)

Đường Lam Sơn (đảo tròn KDC

Tỉnh ủy- đầu Cầu Trắng)

Đường Tránh quốc

lộ 2A đi Yên Lạc

1,6 36,5 0 3

(1902-1942) huyện Hưng Nguyên, tỉnh

Nghệ An

Ông là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà cách mạng Việt Nam, Uy viên Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 1.

4

Page 5: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

11 02 Đường Lạc Long Quân

KCN Khai Quang

Nút giao Đường Hai

Bà Trưng và Đường Mê

Linh

Tuyến Đường

Phùng Hưng (Giáp nghĩa

trang)

1.64 40.5 5 1

Theo truyền thuyết, ông là cha của vua Hùng đầu tiên. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh được 100 con trai, chia

nhau trấn trị các nơi, trở thành các ông tổ của các tộc người khác nhau trên đất Bắc Việt

Nam.

12 06 Đường Triệu Thái

KCN Khai Quang

Đường Nguyễn Tất Thành (Bến

Xe mới )

Quá tuyến Đường Hàm Nghi (Chân

bãi rác)

0.81 24 4 2

Người xã Đồng Ích, huyện Lập

Thạch.

Còn được gọi là "Lưỡng quốc Tiến sĩ". Ông làm quan giữ chức Thị ngự sử đứng đầu Ngự sử đài. Sau khi mất, ông được ban tên thụy là Cự Tuấn, được triều đình phong thần, được thờ ở đình Hoàng Chung, huyện lập thạch.

13 99Đường Nguyễn Duy Thì

Đường Liên huyện đi

Thanh Vân

Phố Chùa Hà (Cây xăng)

Hết địa phận TP Vĩnh Yên (Địa phận xã Thanh Vân)

1,6710,5 (QH 19,5)

8 2Xã Thanh

Lãng, Huyện Bình Xuyên

Ông thi đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Tuất niên hiệu Quang Hưng năm thứ 21 đời Lê Thế Tông (1598). Là một người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, là quan trụ cột của quốc gia: Thượng thư bộ Lại kiêm Trưởng lục bộ sự triều đình Lê - Trịnh gần 40 năm. Khi mất, được gia tăng

chức Thái Tể (Tể Tướng )

5

Page 6: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC TUYẾN PHỐ ĐẶT TÊN NĂM 2013(170 tuyến) (Theo thư tự sắp xếp A,B,C)

TT

Ký hiệu trên bản vẽ

Tên phố dự kiến Xã, Phường Điểm đầu Điểm cuối

Chiều dài

(Km)

Chỉ giới

đường đỏ (m)

Số ngõ trên

đường, phố

Loại hình

(Năm sinh - Năm mất) Quê

quánTóm tắt tiểu sử

1 168 An Sơn KDC Đồi Ga

Phố Nguyễn

Văn Huyên dự kiến (Giáp

trường Tiểu học

Đống Đa )

Nhà Văn hóa Tổ dân

phố An Sơn, Đống

Đa

0,61 19,5 1 Địa danh

Đống Đa, Vĩnh Yên

Là căn cứ đóng quân của Thất vị Lỗ Đinh Sơn chống quân Nguyên Mông xâm lược.

2 179 Lưu Quý An

Phường Tích Sơn

(KĐT Tây Hồ)

Phố Tô Ngọc Vân

Khu đô thị Sông Hồng

thủ đô0,23 13,5 1 3

(1940- 1953) thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh,

thành phố Hà Nội.

Hy sinh khi mới 13 tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng LLVT nhân dân".

3 166 Đào Duy Anh Khu công sở

Đường Nguyễn

Viết Xuân (Chân Cầu

vượt)

Đường Lý Thái Tổ (Giáp sở

Xây dựng)

0,45 13,5 0 3 (1904-1988) Thanh Hóa

Ông là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo,

văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa

học xã hội năm 2000

4 8 Đình Ấm QL 2 cũ

Nút giao Mê Linh

và Nguyễn Tất Thành

Đường Đinh Tiên

Hoàng0.8 26 7

Địa danh

lịch sử

Khai quang, Vĩnh Yên

Đình Ấm là nơi có phòng trào công nhân và chi bộ Đảng Cộng sản từ năm 1941, hiện tại là

tên gọi của khu phố

5 36 Ấp Hạ KDC số 2, Khai Quang

Phố Thiên Thị

Phố Chu Văn Khâm 0,15 13,5 0

Địa danh

lịch sử

Hợp Thịnh, Tam Dương

Là cơ sở bí mật của xứ uỷ Bắc Kỳ, nơi thành lập Ban Cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên (tiền thân của Đảng bộ tỉnh ngày nay)

năm 1940.

6

Page 7: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

6 92 Lê Quảng Ba

KDC Trại Thủy, Liên

Bảo

KDC Z197

Phố Phạm Hồng Thái 0,2 13,5 0 3

(1914-1988) Hà Quảng, Cao

Bằng

Ông là Tướng lĩnh người Tày đầu tiên của Quân đội ta. Ông nguyên là Tư lệnh đầu tiên của Quân khu Việt Bắc và được phong quân

hàm Thiếu tướng.

7 165 Nguyễn Bảo

Đường Nguyễn Chí

Thanh

Đường Nguyễn

Chí Thanh

Cổng Kho lưu trữ Tỉnh

đội( Đồi 411 )

0,16 13,5 0 2 Phương Lai, Vũ Tiên, Thái Bình

Ông đỗ Đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn năm Hồng Đức thứ 3 (1472) là danh thần thời Lê, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ, kiêm

Thị độc viện Hàn lâm. Được vua Lê tin dùng.

8 164 Nguyễn Biểu

Đường Mê Linh ( Ngã

Tư Mê Linh - Bà

Triệu )

Trung tâm giới thiệu việc làm (Đồi 411)

0,26 10,5 2 2Mất năm 1413

tại Đức Thọ, Hà Tĩnh

Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm lược Đại Ngu,

ông đã phò vua Trần Trùng Quang Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến và lập nhiều

công lớn.

9 143 Bình Lệ Nguyên

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Rừng)

Phố Tống Duy Tân

Phố Bùi Thị Xuân 0,26 13,5 0

Sự kiện

lịch sử tiêu biểu

Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Là địa danh lịch sử, ghi dấu trận đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược (Vua Trần Thái Tông và tướng Lê Tần đem một đạo quân lên đóng ở Bình Lệ Nguyên là vùng đất ngày nay thuộc các xã Tam Hợp, Tam Canh, Đạo Đức, Sơn Lôi (huỵên Bình Xuyên) và Tiền Châu

(Thị xã Phúc Yên) nằm giữa vùng sông nước và chiêm chũng để chặn bước tiến của địch).

10 170 Bình Sơn Giáp Sở NNPTNT

Đường Nguyễn

Viết Xuân (Cạnh

cổng Sở NNPTNT

)

Phố Trần Khánh Dư 0,17 13,5 0

Di tích lịch sử

văn hóa

Thị trấn Tam Sơn, huyện Sông

Là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là một trong những cây tháp cổ nhất nước ta, có giá trị cao về mặt khoa học, lịch sử, kiến trúc và

mỹ thuật.

7

Page 8: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

11 131 Nguyễn Bính

Phường Đồng Tâm

(KDC Công an Tỉnh)

Phố Cù Chính Lan

Tập thể trường CĐGT

0,2 13,5 0 1(1918–1966)

huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Ông là một trong những nhà thơ lớn của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái

dân dã, mộc mạc.

12 91 Hoàng BồiKDC Trại Thủy, Liên

Bảo

Phố Lê Quảng Ba

Phố Phạm Hồng Thái 0,15 16,5 0 2

Ông sinh năm 1437. An

Tường, Vĩnh Tường

Ông thi đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 đời vua Lê Thánh Tông (1463), làm quan tới chức

Thượng thư bộ hộ kiêm chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám.

13 105 Mạc Thị Bưởi

Phường Đồng Tâm (Đất DV

Đông Đạo)

Phố Lê Ngọc Hân

Đường song song với đường

sắt

0,2 13,5 0 3 (1927-1951) Hải Dương

Hy sinh khi mới 24 tuổi. Bà được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và

Huân chương quân công hạng II

14 124 Tạ Quang Bửu

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Phố Nguyễn Công Hoan

Đường Lê Hồng Phong

0,83 19,5 1 2(1910–1986)

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Ông Là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại

học và Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ

khoá I đến khóa VI (1946–1981).

15 94 Lương Văn Can

KDC Đồng Ai

Phố Ngô Gia Tự

Đường Nguyễn Tất

Thành0,68 13,5 6 1

(1854-1927) Thường Tín, Hà

Tây

Ông là một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục và làm Thục Trưởng.

16 129 Nam Cao

Phường Đồng Tâm

(KDC Công an Tỉnh)

Đường Lam Sơn (Tổ DP Đông Quý)

Phố Ngô Thì Nhậm 0,16 13,5 0 3

(1917-1951) huyện Lý Nhân,

Hà Nam

Ông là một nhà văn hiện thực lớn.Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Năm 1996

truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật

17 157 Nguyễn Đức Cảnh

Khu đất dịch vụ Hội Hợp + Đất CBCNV

Hội Hợp

Phố Tô Thế Huy

Phố Lã Thời Trung 0,5 16,5 3

(1908-1932) Thái Thụy, Thái

Bình

Ông đã tham ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng ngày 17/6/1929 và đã hy sinh khi

làm nhiệm vụ cách mạng.

8

Page 9: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

18 66 Nguyễn Khắc Cần

Khu Chung cư Vinaconex

Phố Nguyễn Hoằng Xước

Phố Đào Cử 0,14 16,5 0 2

(1817-1868) Người châu

Trung Hà, tổng Lưỡng Quán,

huyện An Lạc, phủ Vĩnh

Tường, tỉnh Sơn Tây. Nay là xóm Mỏm Voi, thôn 7, xã Trung Hà, huyện Yên Lạc

Ông đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Thân, niên hiệu Tự Đức năm thứ nhất đời vua Nguyễn Dục Tông (1848). Làm quan trải đến chức Tuần phủ Hà Nội (1868) rồi đến chức Tham tán

quân thứ Lạng - Bằng (1868).

19 15 Lê Thúc Chẩn

Khu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Tuyến Đường

Đinh Tiên Hoàng

Phố Đào Sư Tích 0,29 16,5 0 2

Ông sinh năm 1435. Người xã

Sơn Đông, huyện Lập

Thạch, phủ Tam Đái trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Quan Tử, xã Sơn

Đông, huyện Lập Thạch

Ông thi đỗ Tiến sĩ khoa thi Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận năm thứ 7 đời vua Lê

Thánh Tông (1466). Ông làm quan, chức Đô Ngự sử.

20 77 Nguyễn Văn Chất

KDC Nam Trường Chuyên

Trường tiểu học

Liên Minh

Phố Nguyễn

Công Trứ 0,21 13,5 0 2

Ông sinh năm 1422. Người xã Vu Thai, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái, thừa tuyên Sơn tây. Nay là thôn Vũ Di, xã Vũ Di, huyện Vĩnh

Tường

Ông đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông (1448). Ông còn là nhà nghiên cứu lịch sử,

viết phần tục bổ sung 3 truyện vào sách Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên đời nhà

Trần.Làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Hộ.

21 49 Lê Đĩnh Chi

KĐT Lạc Hồng

Phố Đặng Dung

Phố Kiền Sơn 0,44 13,5 2 2

(1467-1509) Người xã Lạc

Sơn huyện Lập Thạch, phủ Tam

Đái trấn Sơn Tây. Nay là xã

Nhạo Sơn, huyện Sông Lô

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa thi Quý Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 24 đời vua Lê Thánh Tông (1493), làm quan giữ chức

Đoán Sự hàm chính lục phẩm.

9

Page 10: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

22 137 Mạc Đĩnh Chi

Phường Hội Hợp

(KDC Sau Núi)

Đường Hùng

Vương

Phố Nguyễn

Trường Tộ 0,59 16,5 5 1

(1280-1346) huyện Nam

Sách, tỉnh Hải Dương

Ông là trạng nguyên của Đại Việt và Trung Hoa nên còn gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên" có tài về lĩnh vực ngoại giao.

23 61 Lê Ngọc Chinh

Khu Chung cư Vinaconex

Đường Nguyễn

Tất Thành

Đường Trần Phú

(Giáp UBND phường

Liên Bảo)

0,56 13,5 4 1

(18-42) xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường,

tỉnh Vĩnh Phúc

Bà là tướng giỏi của Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc Đông Hán xâm lược

24 175 Đỗ Khắc Chung

KDC Đồng Mỏn

Phố Trần Quốc Tuấn

KDC Giếng Ga 0,27 10,5 3 2

(1247-1330) huyện Giáp Sơn, tỉnh Hưng Yên. Nay là huyện Giáp Sơn, tỉnh

Hải Dương.

Ông là người có công lớn trong việc giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên mông xâm lược. Làm quan đến chức Thiếu bảo. Ông cũng là nhà giáo và có sự gắn bó sâu sắc với nền văn

hóa Vĩnh Phúc. Ông từng có thời kỳ dậy học ở xã Sơn Đông huyện Lập Thạch hiện đền thờ ông có ở thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện

Lập thạch.

25 71 Hà Văn Chúc KDC Đồi 41

Phố Nguyễn Trinh

Phố Tuệ Tĩnh 0,25 13,5 0 3

(1938-1968) quê ở xã Hải Lựu,

huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Ông là Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

26 96 Đặng Trần Côn

Khu hạ tầng đầu cầu vượt Mê Linh Đường Tàu 0.7 16.5   3 Hà Nội Ông là tác giả của Chinh phụ ngâm kiệt tác

văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.

27 32 Dương

Đôn Cương

KDC số 2, Khai Quang

Tuyến Phố Đào Sùng

Nhạc

Phố Khuất Thị Vĩnh 0,22 13,5 0 2

Sinh năm 1526 Người xã Vĩnh Mỗ, huyện Yên Lạc, phủ Tam Đái, trấn Sơn

Tây (nay là thôn Đông thị trấn

Yên Lạc, huyện Yên Lạc)

Ông thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Đinh Mùi năm thứ 15 đời

vua Lê Trung Tông (1547). Làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Hình. Được vinh phong

tước Bá (Đạm Giang Bá).

10

Page 11: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

28 59 Vũ Duy Cương

KĐT Lạc Hồng

Phố Tô Vĩnh Diện

Đường Nguyễn Tất

Thành0,1 13,5 0 3 Thành phố Vĩnh

YênLà đảng viên thế hệ đầu tiên được Đảng cử về

xây dựng cơ sở ở Vĩnh Yên, năm 1930.

29 63 Đào Cử Khu Chung cư Vinaconex

Đường Nguyễn

Tất Thành

Phố Lê Ngọc Chinh 0,2 13,5 0 2

Ông sinh năm1449. Thuận Thành, Bắc Ninh

Ông thi đỗ đồng Tiến sỹ năm 1466 dưới thời Lê Thánh Tông và có nhiều đóng góp cho nhà

Lê, làm quan đến chức Thượng thư.

30 29 Trần Cừ KDC số 2, Khai Quang

Phố Đào Sùng

Nhạc (Nhà Văn hóa

Thanh Giã 2)

Phố Chu Văn Khâm 0,52 13,5 1 3

(1924 -1950) xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc,

Ông là Anh hùng LLVT nhân dân, Được Chính phủ và Bộ Quốc phòng tặng thưởng

Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhì.

31 53 Tô Vĩnh Diện

KĐT Lạc Hồng

Phố Trần Duy Hưng

Đường Nguyễn Tất

Thành0,24 13,5 1 3

(1924-1953) Người huyện

Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ông nổi tiếng với chiến công lấy thân mình chèn pháo trong Chiến dịch

Điện Biên Phủ.

32 98 Hoàng Diệu

KĐT Lạc Hồng

Phố Nguyễn

Tuân

Phố Nguyễn

Tuân 0,7 13,5 0 1

(1828-1882) huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Năm 1878 ông giữ chức Binh bộ Thượng thư. Năm 1880, ông được bổ nhiệm làm Thự Tổng đốc Hà Ninh và đã quyết tử bảo vệ thành Hà

Nội khi Pháp tấn công năm 1882.

33 133 Trần Quang Diệu

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Mua)

Đường Nguyễn

Thị Minh Khai

Đường Nguyễn Thị Minh Khai

0,3 13,5 2 1(1760- 1802)

người tỉnh Bình Định.

Là một trong Tây Sơn Thất Hổ của nhà Tây Sơn. Ông giữ chức Thái Phó, có đóng góp lớn

cho việc giữ gìn triều Tây Sơn.

34 12 Lê Dĩnh Khu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Phố Lê Thúc Chẩn

Phố Đào Sư Tích

0,16 13,5 0 2 Ông sinh năm 1512. Người xã Thượng Trưng,

huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái trấn Sơn Tây.

Nay là xã Thượng Trưng,

Ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa thi Mậu Tuất niên hiệu Đại

Chính năm thứ 9 đời vua Mạc Đăng Doanh (1538), làm quan đến chức Thừa tuyên sứ ở

trấn Hưng Hoá, phẩm trật hàng tòng tam phẩm. Được ban tước Bá (Đằng Giang Bá).

11

Page 12: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

huyện Vĩnh Tường

35 45 Đặng Dung

KĐT Lạc Hồng

Đường Chùa Hà (QL 2B

cũ)

Ven làng Bầu 0,56 22,5 1 1

Ông mất năm 1414, Người

huyện Can Lộc, Hà Tnh

Ông là một nhà thơ lớn, một danh tướng nhà Hậu Trần.

36 64 Phạm Du Khu Chung cư Vinaconex

Đường Nguyễn

Tất Thành

Phố Lê Ngọc Chinh 0,21 13,5 1 2

Ông sinh năm 1519 tại thôn

Tiên Mỗ, thị trấn Yên Lạc, tỉnh

Vĩnh Phúc

Ông thi đỗ hàng Đệ nhất giáp đồng tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất đời vua Mạc Phúc Nguyên (1547), làm quan giữ chức Tả thị lang bộ Binh, hàm tòng tam phẩm. Được

phong tước Bá (Nghi Tuyền Bá).

37 169 Trần Khánh Dư KDC Đồi Ga

Phố Nguyễn

Văn Huyên (Cổng trường

Tiểu học Đống Đa )

KDC cơ khí 0,46 13,5 4 1Chí Linh, Hải

Dương. Ông mất năm 1340.

Danh tướng thời Trần. Ông là vị tướng giỏi, lập nhiều công, trải thờ ba đời vua, khi mất

được truy phong Đại vương.

38 171 Trần Nhật Duật

Trước, cạnh Nhà máy cơ khí, Giầy da

Đường Nguyễn

Viết Xuân

Đường Đầm Vạc

(Khách sạn Đầm vạc)

0,33 13,5-10,5 2 1 (1254-1330)

Là hoàng tử và là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, giữ gìn bờ cõi nước Đại

Việt.

39 18 Hà Nhậm Đại

Mậu Lâm, Khai Quang

Tuyến Phố Đình Ấm

Khu dân cư thôn Mậu

Lâm

0,34 13,5 6 2 (1526-1595) Ông là người xã Tuy Phúc, huyện Lập Thạch, phủ Tam Đái, trấn Sơn tây. Nay thuộc xã Như Thụy, huyện

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Sùng khang năm thứ 9 đời vua Mạc Hậu Hợp (1574). Làm quan giữ chức Thượng thư Bộ Lễ chuyên trách các việc tế lễ,

tiệc yến, thi cử…

12

Page 13: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Sông Lô

40 106 Bế Văn Đàn

Phường Đồng Tâm (Đất DV

Đông Đạo)

Phố Phan Doãn Thông

Phố Phan Doãn Thông

0,25 13,5 0 3

(1931-1954) huy n Ph cệ ụ

Hòa, T nh Caoỉ B ngằ

Anh là người dân tộc Tày. Trong kháng chiến chống Pháp, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng và anh dũng hy sinh. Anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân.

41 102 Tông ĐảnPhường

Đồng Tâm ( Đông Hòa)

Đường Lý Thường

Kiệt

Tổ DP Đông Hòa

20,29 11,5 4 1

Ông sinh năm 1046 tại thị xã

Cao Bằng.

Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống,

ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống

42 57 Đồng Đậu KĐT Lạc Hồng

Phố Lê Dĩnh Chi

Ven làng Bầu 0,12 13,5 0

Di chỉ khảo cổ

Thị trấn Minh Tân, huyện Yên

Lạc

Di chỉ khảo cổ học thời Tiền – sơ sử, đã được xếp hạng Quốc gia.

43 16 Điển TriệtKhu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Đường Mê Linh (Giáp Đăng

Kiểm )

Đường Nguyễn Tất

Thành0,43 10,5-

13,5 4Địa danh

lịch sử

xã Tứ Yên, huyện Sông Lô

Là căn cứ khởi nghĩa của Lý Bí (Lý Bôn) chống lại quân xâm lược nhà Lương, thế kỷ VI

44 87 Đoàn Thị Điểm

KDC số 2, Liên Bảo

Phố Phan Bội Châu

Phố Trần Quang Sơn 0,29 13,5 0 1

(1705-1748) Người huyện Văn Giang -

Hưng Yên

Hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền

kỳ tân phả, và là dịch giả bản "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn.

45 43 Núi Đinh

KDC Hạ tầng cao, Thanh Giã, Khai

Quang

Phố Nguyễn

Du

Đường Ngô Gia Tự 0,17 13,5

Địa danh

lịch sử

xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Là nơi diễn ra trận đánh ác liệt trong chiến dịch Trung du (chiến dịch Trần Hưng Đạo),

tháng 01/1951. Đây là lần đầu tiên bộ đội chủ lực của ta tiến công ở đồng bằng và đã chiến thắng các binh đoàn lưu động tinh nhuệ nhất

của giặc.

13

Page 14: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

46 58 Nguyễn Đức Định

KĐT Lạc Hồng

Phố Trần Duy Hưng

Phố Kiền Sơn 0,15 13,5 0 2

Ông sinh năm 1447. Người xã Văn Chương,

huyện Lập Thạch, phủ Tam Đái thừa tuyên

Sơn Tây. Nay là Vân Trục, xã

Vân trục, huyện Lập Thạch

Ông thi đỗ Tiến sĩ khoa thi Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 đời vua Lê Thánh

Tông (1478), làm quan chức Thị Lang

47 76 Lê Quý Đôn

KDC Trường Chuyên

Phố Chu Văn An

Phố Nguyễn

Công Trứ (Giáp Đình

Hổ)

0,32 13,5 1 1(1726-1784)

Người Hưng Hà, Thái Bình

Nhà bác học lớn, nhà hoạt động chính trị, quân sự đời vua Lê Hiểu Tông (1717-1786)

48 25 Hạ Cảnh Đức

Khu đất dịch vụ Thanh Giã

Phố Hà Sĩ Vọng

Phố Phùng Dong Oánh 0,17 16,5 0 2

Sinh năm 1436 ở Yên Lạc, Tam

Thái. Nay là Thổ Tang, Vĩnh

Tường, Vĩnh Phúc

Ông thi đỗ Tiến sĩ khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ 4 đời vua Lê Thánh Tông (1463). Làm quan giữ chức Đô cấp sự trung ở Hình

Khoa.

49 121 Trịnh Hoài Đức

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Đường Tô Hiến

Thành kéo dài

Đường Lê Hồng Phong

0,15 13,5 0 1 (1765 -1825)

Trịnh Hoài Đức là một nhà văn, nhà địa lý - lịch sử. Ông có những tác phẩm nổi tiếng và giá trị cao là cuốn “Cấn Trai thi tập” và “Gia

Định thành thông chí”

50 62Hoàng Minh Giám

Khu Chung cư Vinaconex

Đường Nguyễn

Tất Thành

Phố Lê Ngọc Chinh 0,2 19 0 3

(1904- 1995) Người huyện Từ Liêm, Hà

Nội

Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Hòa bình lập lại, ông là Bộ trưởng Bộ Văn hóa trong nhiều năm. Giáo sư Hoàng Minh Giám là một trong số những người sáng lập ra Đảng Xã hội Việt Nam (1946) và là Tổng thư kí của

đảng này.

51 19 Dương Đức Giản

Thôn Vinh Thịnh, Khai

Quang

Phố Điển Triệt

Đường Mê Linh (Giáp

Đăng Kiểm)

0,14 13,5 0 2Khai Quang-

Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất đời vua Lê Uy Mục (1505) Làm quan tới chức đô cấp sự trung bộ

Lại , hàm chánh thất phẩm.

14

Page 15: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

52 90 Nguyễn Thị Giang

KDC số 2, Liên Bảo

Phố Lạc Trung

Phố Trần Quang Sơn 0,16 13,5 0 3

(1906–1930) Phủ Lạng

Thương - Bắc Giang

Bà là một nhà cách mạng có công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và là vợ

của Nguyễn Thái Học - lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

53 28 Phan Đình Giót

Sau Chợ Tổng

Đường Ngô Gia

Tự

Tuyến Phố Nguyễn Thượng

Hiền

0,14 11,5 0 3 (1920-1954) Hà Tĩnh

Người chiến sỹ lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ông là Liệt sĩ, được truy tặng Huân chương công hạng hai và danh hiệu Anh hùng lực

lượng vũ trang nhân dân

54 113 Đỗ Hành

Phường Đồng Tâm

(KDC Đồng Hóc thân)

Phố Lý Quốc Sư

Phố Đỗ Nhuận 0,11 13,5 0 1

xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Danh tướng đời nhà Trần và được biết đến với chiến công lớn nhất là bắt sống tướng nhà

Nguyên Ô Mã Nhi

55 163 Hải Lựu KDC Ao HảiĐường Nguyễn

Chí Thanh

Công ty xăng dầu

Petrolimex0,21 11,5 1

Địa danh

lịch sử

xã Hải Lựu, huyện Sông Lô

Là nơi có di chỉ khảo cổ thời đồ đá, nơi có nghề đục đá và rừng cò nổi tiếng.

56 103 Lê Ngọc Hân

Phường Đồng Tâm (Đất DV

Đông Đạo)

Đường Lý Thường

Kiệt

Quá đường Phan Doãn

Thông0,6 16,5 1 1 (1770-1799)

Còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu. Bà là con gái thứ 9 của vua Lê

Hiển Tông, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập

ở chùa Kim Tiên.

57 31Nguyễn Thượng

Hiền

KDC số 2, Khai Quang

Tuyến Phố Phan Đình

Giót

Đường Tôn Đức Thắng 0,28 13,5 0 1 (1868-1925) Hà

TâyTham gia phong trào yêu nước chống Pháp và

tích cực ủng hộ phong trào Đông Du.

58 148 Lê Hiến Phố Nguôi

Phố Nguyễn Danh

Phương

KDC tổ dân phố Nguôi 0,5 11 2

Ông sinh năm 1514, xã Liên Châu, huyện

Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Là quan giữ chức Tả thị lang kiêm Đông các đại học sĩ hàm tòng tứ phẩm, Ông Thi đỗ tiến sĩ khoa canh Tuất niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3

(1550) đời vua Mạc Phúc Nguyên.

15

Page 16: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

59 125 Phạm Phi Hiển

Phường Đồng Tâm

( Đông Hòa)

Đường Lê Hồng Phong

Phố Ngô Thì Nhậm 0,29 13,5 4 2

Ông sinh năm 1509. Người xã

Tĩnh Luyện, huyện Lập

Thạch, phủ Tam Đái, trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Tĩnh Luyện, xã

Đồng Tĩnh, huyện Tam

Dương.

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Quảng Hoà năm thứ nhất đời vua Mạc Phúc Hải (1541). Ông làm quan giữ chức Phó Đô Ngự sử ở Ngự sử đài, hàm tứ phẩm. Được ban tước Bá (Tào Khê Bá).

60 160 Nguyễn Duy Hiểu

Khu đất dịch vụ Hội Hợp + Đất CBCNV

Hội Hợp

Đường Nguyễn

Thị Minh Khai

Phố Nguyễn

Đức Cảnh 0,2 13,5 2

(1602–1639) xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông đõ tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông ( 1628), Ngày 23 tháng Giêng năm 1640, đựơc triều đình bình công, gia tặng chức Tả thị lang

bộ Hình, ban tước hầu: Nghĩa Phú Hầu.

61 149 Lê Phụng Hiểu

Phường Hội Hợp

(KDC Làng trà 2)

Phố Nguyễn Danh

Phương

KDC Làng trà 2 0,6 11,5 3 1

Ông quê ở xã Hoằng sơn, Hoằng Hóa, thanhh Hóa

Là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ,

Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý

Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi.

62 120Triệu Thị

Khoan Hoà

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Đường Tô Hiến

Thành kéo dài

Đường Lê Hồng Phong

0,15 13,5 0 1 Cùng thời Hai Bà Trưng

Bà là vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng, có công lớn đánh giặc Đông Hán xâm lược và lập được công lớn được Trưng vương phong làm tướng

quân.

63 154Nguyễn Công Hoan

Phường Hội Hợp

(KDC Tỉnh Uy)

Phố Nguyễn Khoái

Khu dân cư cũ (cổng trại giam)

0,4 19,5 1 3

(1903-1977) Xuân Cầu, Văn

Giang Hưng Yên.

Ông là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, có đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam.

64 107 Trần Quốc Hoàn

Phường Đồng Tâm

(Cụm KTXH)

Phố Trần Doãn Hựu

Đường Hùng

Vương0,21 16,5 0 3

(1916-1986) huyện Nam Đàn,

tỉnh Nghệ An.

Là Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam và tại chức trong thời gian dài nhất từ năm 1952 đến năm 1981. Ông được coi là người

đặt nền móng đầu tiên cho công tác xây dựng lực lượng và nghiệp vụ của ngành Công an.

16

Page 17: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

65 145 Phạm Đình Hổ

Phường Hội Hợp

(KDC Làng tiên)

Đường Quang Trung

Phố Cao Bá Quát 0,44 13,5 1 1

(1762-1839) Cẩm Giàng, Hải

Dương

Ông là Quan nhà Nguyễn, là Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Nhà văn, nhà thơ lớn của

Việt Nam thời Nguyễn.

66 159 Tô Thế Huy

Khu đất dịch vụ Hội Hợp + Đất CBCNV

Hội Hợp

Đường Nguyễn

Thị Minh Khai

Phố Nguyễn

Đức Cảnh 0,2 13,5 2

Ông sinh năm 1666, xã Cao

Đại, huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh

Phúc.

Thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Đinh Sửu niên hiệu Chính Hoà thứ 18 đời vua Lê

Hy Tông (1697). Sau khi mất, được tặng phong chức Thượng thư bộ Công.

67 172Nguyễn

Văn Huyên

Trước cổng Trường Tiểu học Đống Đa

Phố Trần Khánh Dư

Đường Nguyễn

Viết Xuân0,22 13,5 0 3

(1908-1975) xã Kim Chung, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Hoài Đức,

Thành phố Hà Nội)

Là Giáo sư, Tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa

Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong

thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày

68 109 Trần Doãn Hựu

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Cụm

KTXH)

Phố Đào Tấn

Phố Đào Tấn 0,57 16,5 3 2

Ông sinh năm 1452. Người xã

Sơn Đông, huyện Lập

Thạch, phủ Tam Đái thừa tuyên

Sơn Tây. Nay là thôn Quan Tử, xã Sơn Đông,

huyện Lập Thạch

Ông đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 đời vua Lê Thánh Tông

(1478), làm quan tới chức Thượng Thư Bộ Lại, hàm nhị phẩm.

69 68 Nguyễn Khắc Hiếu

Khu Chung cư Vinaconex

Phố Đào Cử

Phố Phạm Du 0,1 13,5 0 3

(1889-1939) Bất Bạt, Sơn Tây.

Nay là thành phố Hà Nội.

Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.

70 51 Trần Duy Hưng

KĐT Lạc Hồng

Phố Lê Dĩnh Chi

Phố Lê Thanh Nghị 0,53 13,5 1 3 (1912-1988) Hà

Nội

Là một bác sĩ, Chủ tịch Uy ban Hành chính đầu tiên và lâu nhất Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông đã được truy

17

Page 18: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào 3 tháng 2 năm 2005

71 178 Hồ Xuân Hương

Phường Tích Sơn

(KĐT Tây Hồ)

Đường Điện Biên

Phủ

Đường Kim Ngọc 0,39 13,5 3 1

(1772-1822) huyện Quỳnh

Lưu, tỉnh Nghệ An

Là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh

vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

72 182 Nguyễn Thời Khắc

Phường Tích Sơn

(Khu TĐC đường Lam

Sơn)

Đường Lam Sơn

Đường Lam Sơn 0,22 13,5 1 2

Sinh năm 1467 tại xã Sơn Đông,

huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh

Phúc.

ông làm quan nhà Lê giữ chức tả thị lang bộ Hộ, phẩm trật ở hàng tòng tam phẩm,Thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Tân Mùi niên

hiệu Hồng Thuận thứ 3 đời vua Lê Tương Dực (1511). Ông được thờ ở miếu Nghè xóm Lũng,

thôn Đông Mật, Sơn Đông, Lập Thạch.

73 35 Chu Văn Khâm

KDC số 2, Khai Quang

Phố Phan Chu Trinh

Phố Hồ Tùng Mậu 0,18 13,5 0 3

Ông sinh năm 1925, Người xã Thượng Trưng,

huyện Vĩnh Tường

Ông là Anh hùng quân đội, Hoạt động CM từ thời kỳ bí mật, sau CM-8 vào du kích và công an xã, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách và được tặng thưởng Huân chương Quân

công hạng Ba.

74 139 Phùng Khắc

Khoan

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Rừng)

Phố Tống Duy Tân

Phố Nguyễn Từ 0,13 13,5 0 1

Ông sinh năm 1258-1613. Quê

ở Phùng xá, Thạch Thất, Hà

Tây. Nay là thành phố Hà

Nội

Ông cùng Nguyễn Bỉnh Khiêm là 2 gương mặt lớn tiêu biểu cho văn hóa dân tộc TK XVI.

Ông làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Hộ, tước Mai Quận Công. Được cử đi sứ nhà Minh

lúc 70 tuổi và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

75 122 Nguyễn Khoái

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Phố Nguyễn Công Hoan

(Đầm sau trại giam)

Đường Lê Hồng Phong

0,59 36,5 0 1  

Ông là Vị tướng tài dưới thời vua Trần Nhân Tông và lập nhiều công lớn trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên xâm lược

lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288)

76 134 Lê Khôi

Phường Hội Hợp

(Đường vào KS Hồng

Ngọc)

Đường Hùng

Vương

Nhà máy nước sạch Vĩnh Yên

0,43 13,5 0 1

Làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, tỉnh Thành Hóa

Ông là con người anh thứ 2 của Lê Thái Tổ, làm quan triều Lê giữ nhiều chức vụ quan

trọng trong triều đình ( Nhập nội Thiếu úy, Tư mã...) và lập được nhiều công lớn, được triều đình và nhân dân tin yêu. Khi mất được truy

18

Page 19: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

tặng Nhập nội kiểm hiệu Tư không, Bình chương sự.

77 127 Nguyễn Khang

Phường Đồng Tâm

(KDC Công an Tỉnh)

Đường Lam Sơn

Phố Thi Sách 0,28 13,5 0 3

(1979-1976) Người huyện Kiến Xương, Thái Bình.

Ông là Thường vụ xứ ủy Bắc kỳ Đảng cộng sản Đông Dương và làm tới chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

78 116 Nguyễn Khuyến

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Khu DC Sau Núi)

Phố Mạc Đĩnh Chi

Khu DC thôn Đông

Quý0,2 13,5 1 2

(1835-1909) huyện Bình Lục,

tỉnh Hà Nam

Là một nhà thơ lớn. Thường được gọi là "Tam Nguyên Yên Đổ".

79 52 Kiền Sơn KĐT Lạc Hồng

Phố Trần Duy Hưng

Phố Tô Vĩnh Diện 0,27 13,5 1

Địa danh

lịch sử

Đạo Đức, Bình Xuyên

Là cái nôi cách mạng của một vùng rộng lớn và gần như là an toàn khu của hai tỉnh Vĩnh

Yên và Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

80 79 Ngô Đức Kế

KDC số 1, Liên Bảo

Phố Phan Bội Châu

Khu dân cư (Bảo Sơn) 0,22 11,5 0 3

(1878-1929) Huyện Can Lộc,

Tỉnh Hà Tĩnh

Ông là nhà chí sĩ, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông tham gia phong trào chống pháp và làm chủ bút báo

Hữu Thanh của Hội Công thương tương tế ở Hà Nội.

81 83 Phùng Bá Kỳ

KDC số 1, Liên Bảo

Phố Nguyễn

Văn Linh (Cổng

HVKTQS)

Đường Mê Linh 0,14 13,5 0 2

(1695-1751) Người xã Vĩnh Mỗ, huyện An Lạc phủ Tam Đái trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Vĩnh Mỗ Đông thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc

Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11

đời vua Lê Dụ Tông (1715), làm quan đến chức Phó Đô Ngự Sử .

82 89 Lạc Trung KDC số 2, Liên Bảo

Phố Phan Bội Châu

Đường Ngô Gia Tự 0,2 13,5 0

Địa danh

lịch sử

xã Bình Dương, huyện Vĩnh

Tường

Là: " Lá cờ đầu của phong trào trồng cây toàn miền Bắc" trong thời ký kháng chiến trống

Mỹ. Năm 1961 vinh dự được Hồ Chủ tịch về thăm.

83 132 Lai Sơn KDC đất dịch vụ Lai Sơn

Đất dịch vụ Lai

Hoàng Hoa Thám (Đối 0.2 19,5 0 Địa

danh Đông Tâm, Vĩnh

YênLà nơi vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 30.3.1958 vì là có phong trào hợp tác hóa

19

Page 20: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Sơn

diện cổng Trung tâm bảo trợ xã

hội )

nông nghiệp đầu tiên của Miền Bắc nước ta.

84 130 Cù Chính Lan

Phường Đồng Tâm

(Đường vào cổng trường

CĐGT)

Đường Lam Sơn

Đại học công nghệ

GTVT0,21 13,5 1 3

(1930-1951) huyện Quỳnh

Lưu, tỉnh Nghệ An

Năm 1952 Ông được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Huân chương Quân công. Huân chương Chiến công. Huân chương

Kháng chiến.

85 4 Ngô Sĩ Liên

KCN Khai Quang

Đường Nguyễn

Tất Thành

Tuyến Đường Nguyễn

Tông Lỗi

0.24 24 0 1Ông quê ở

Chương Mỹ, hà Nội

Ông là nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ XV. Ông là người có công lớn trong việc biên

soạn bộ "Đại Việt sử ký toàn thư",sử chính thống cũ nhất của nước ta.

86 177 Lê Văn Lương

Phường Tích Sơn

(KĐT Vạn Cát)

Đường Nguyễn

Tất Thành

Phố Huyền Quang 0,53 13,5 4 3

(1914-1996) huyện Văn

Giang, Hưng Yên

Là một chính trị gia Việt Nam. Uy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương

Sao Vàng.

87 48 Lỗ Đinh Sơn

KĐT Lạc Hồng

Phố Đặng Dung

Phố Quan Tử 0,2 13,5 0 1 Bồ Lý, Tam Đảo

Là bảy anh em trong một nhà, đã góp công lớn giúp nhà Trần chiến thắng quân Nguyên xâm

lược (năm 1288).

88 3 Nguyễn Tông Lỗi

KCN Khai Quang

Đường Tôn Đức

Thắng (công ty

rượu Đồng Xuân)

Tuyến Đường

Hàm Nghi (Gò Rùa)

1.84 24 6 2

Ông sinh năm 1424. Người xã Bồ Điền, huyện Bạch Hạc. Nay

là thôn Bồ Điền, xã Vũ Di, huyện

Vĩnh Tường

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà năm thứ 6 đời

vua Lê Nhân Tông (1448), làm quan chức Đại học sĩ, hàm tòng nhất phẩm.

89 167 Lý Hải Khu công sở

Đường Nguyễn

Viết Xuân (Chân Cầu

vượt)

Đường Lý Thái Tổ (Giáp sở

Xây dựng)

0,46 13,5 0 Địa danh

xã Phú Xuân, Bình Xuyên

Là một làng có truyền thống hiếu học từ thồi phong kiến tự chủ; trong vòng 330 năm (từ

1374 – 1703) đã có 2 người đỗ Trạng Nguyên và 6 người đỗ Tiến sĩ Nho học nên nổi danh là

làng Tiến sĩ của tỉnh Vĩnh Yên.

20

Page 21: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

90 33 Hồ Tùng Mậu

KDC số 2, Khai Quang

Tuyến Phố Nguyễn Thượng

Hiền

Đường Nguyễn Tất

Thành0,26 13,5 0 3

(1896- 1951) huyện Quỳnh

Lưu, tỉnh Nghê An

Ông là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng là đảng viên của cả

Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, thành viên Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ.

91 117 Ngô Miễn

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Khu DC Sau Núi)

Phố Mạc Đĩnh Chi

Khu DC thôn Đông

Quý0,2 13,5 0 2

(1317-1407) phường Phúc Thắng, thị xã

Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 1400, Ông làm quan dưới triều Hồ, giữ chức nội thái giám thiên chỉ huy quân của

triều đình. Năm 1406, ông được thăng chức hữu tham tri chính sự, Có công di dân, khai

hoang, lấn biến. Ông được thờ ở hai đền : đền Ngô Tướng công thôn Xuân Mai, phường

Phúc Thắng, TX Phúc Yên và đền Ngô Tướng Công ở làng Thi (Xuân Hy), xã Xuân Thủy,

Xuân trường, Nam Định.

92 34 Đào Sùng Nhạc

KDC số 2, Khai Quang

Đường Tôn Đức

Thắng

Tuyến Phố Lương Văn

Can (đất dịch vụ

Trại Thủy)

0,28 13,5 1 2

Người xã Nhật Chiêu, huyện

Bạch Hạc, phủ Tam Đái trấn

Sơn Tây. Nay là thôn Nhật Chiêu,

xã Liên Châu, huyện Yên Lạc

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 21 đời vua Lê Thánh Tông (1490), làm quan giữ chức Hữu thị lang, phẩm trật hàm tòng

tam phẩm. Được phong tước Bá (Phú Xuyên Bá),

93 115 Đỗ NhuậnPhường Hội Hợp (tổ DP

Yên)

Phố Nguyễn Khuyến

Phố Nguyễn

Trường Tộ 0,21 13,5 2 2

Người xã Kim Hoa, Mê Linh,

Hà Nội.

Ông thi đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) niên hiệu Quang Thuận thứ 7. Ông cùng với Thân

Nhân Trung là 2 Phó Nguyên súy của Tao đàn, được vua tin dùng. Ông làm quan đến chức

Thượng thư.

94 173 Nguyễn An Ninh

Phố Lý Bôn (Giáp Công ty cấp nước

số 1)

Phố Lý Bôn (Nhà Hàng Bản Việt)

0,24 11,5 2 3(1900-1943)

Long Thượng, Cần Giuộc.

Ông là người hoạt động cách mạng tích cực chống lại xự đô hộ của chính quyền tực dân

pháp ở nước ta.

95 155 Ngô Thì Nhậm

Phường Hội Hợp

(KDC Tỉnh

Phố Nguyễn Công

Phố Nguyễn

Bính 0,68 13,5 0 2

(1746-1803) Làng Tả Thanh Oai (Hà Nội)

Là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây

Sơn đánh lui quân Thanh

21

Page 22: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Uy) Hoan (trường CĐ Giao thông)

96 54 Lê Thanh Nghị

KĐT Lạc Hồng

Phố Vũ Duy

Cương

Đường Nguyễn Tất

Thành0,38 13,5 2 3

(1911-1989) Huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương

Trong hai cuộc kháng chiến, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng : Bí thư Liên khu ủy, Chủ tịch Uy ban kháng chiến hành chính, Chính ủy Bộ tư lệnh Liên khu III, Bí thư Thành ủy Hà

Nội, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó Thủ

tướng.

97 74 Ngọc Thanh

Khu đất TĐC đường vành

đai

Phố Nguyễn

Công Trứ

Phố Lê Quý Đôn 0,32 13,5 0

Địa danh

lịch sử

Xã Ngọc Thanh, Phúc Yên

Là chiến khu cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là cơ sở hoạt dộng bí mật và nơi

hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng thời kỳ trước năm 1945.

98 24 Phùng Dong Oánh

Khu đất dịch vụ Thanh Giã

Phố Lê Chân Ngô Gia Tự 0,48 13,5 4 2

Ông mất năm1748 .

Người xã Vĩnh Mỗ, huyện An Lạc phủ Tam Đái trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Vĩnh Mỗ Đông thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc

Ông là võ tướng và có tài rất trung thành và có nhiều công lao với nhà Lê, Khi mất ông được triều đình ban tặng là hượng trật (là chức quan

võ cao nhất nước).

99 100 Hoàng Công Phái

Đường Vào Lữ đoàn 204

Phố Chùa Hà

Cổng Lữ đoàn 204 0,39 24 5 2

xã Đan Dương Hạ, Huyện Bạch Hạc. Nay thuộc

huyện Vĩnh Tường.

Ông thi đỗ Tạo sĩ hạng ưu khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3 (1731) đời vua Lê Duy

Phường. Làm quan đến chức Cai Cơ.

100 85Phùng Quang Phong

KDC số 2, Liên Bảo

Phố Phan Bội Châu

Phố Trần Quang Sơn 0,31 13,5 0 3

(1950–1974) Người xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh

Vĩnh Phúc

Ông là Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh ngày 20/4/1974.

22

Page 23: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

101 110 Phù Nghĩa

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Cụm

KTXH)

Phố Đào Tấn

Phố Trần Doãn Hựu 0,47 13,5 0

Danh Lam thắng cảnh

Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam

Đảo

Là một trong ba ngon núi của khu du lịch Tam Đảo, nổi tiếng là nơi có khí hậu trong lành và

đa dạng về các loài động, thực vật.

102 67 Triệu Tuyên Phù

Khu Chung cư Vinaconex

Phố Đào Cử

Phố Phạm Du 0,11 13,5 0 2

Ông sinh năm 1462. Người xã Hoàng Chung,

huyện Lập Thạch. Nay là xã Đồng Ích, huyện

Lập Thạch

Ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27 đời vua Lê Thánh Tông (1495), làm quan giữ chức

Đô Ngự sử ở cơ quan Ngự sử đài, hàm tam phẩm.

103 51 Nguyễn Văn Phú KDC phố Cả

Đường Trương Định

Ao Cá Bác Hồ - Phố

Lê Đức Thọ0,2 11,5 2

Ông sinh năm 1516, xã Bồ Sao,

huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 đời vua Lê

Thần Tông (1661).Năm 1682, ông được thăng chức Hữu thị lang rồi Tả thị lang bộ Binh, vào làm bồi tụng trong phủ Chúa. Năm 1683, ông được cử giữ chức

Giám thí kỳ thi Đình.

104 141 Nguyễn Công Phụ

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Rừng)

Phố Bình Lệ

Nguyên

Đường Quang Trung

0,1 13,5 0 2

Ông sinh năm 1532. Người xã Lý Hải, huyện An Lãng, phủ Tam Đái, trấn

Sơn Tây. Nay là thôn Lý Hải, xã

Phú Xuân, huyện Bình

Xuyên.

Ông thi đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Sùng Khang năm thứ 6 đời vua Mạc Hậu Hợp (1571), Ông lmà quan tới

chức Thị Lang.

105 84 Nguyễn Tư Phúc

KDC số 2, Liên Bảo

Phố Phùng Quang Phong

Đường Ngô Gia Tự

(Giáp KDC Trại Thủy )

0,24 13,5 0 2 Ông sinh năm 1450. Người xã

Sơn Đông, huyện Lập

Thạch, phủ Tam Đái thừa tuyên

Sơn Tây. Nay là thôn Quan Tử, xã Sơn Đông,

Ông thi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 6 đời vua Lê Thánh Tông (1475), làm quan đến chức Tham Chính, hàm

tòng tứ phẩm.

23

Page 24: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

huyện Lập Thạch

106 152 Nguyễn

Danh Phương

Phường Hội Hợp

(KDC Phố Cả, An Phú, Trà 2, Hốp,

Nguôi)

Đường Quang Trung, đường

Nguyễn Thị Minh

Khai

Đường Hùng

Vương0,92 11,5 60 1

Phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông mất năm 1751.

Ông là thủ lĩnh của phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại vua Lê, Chúa Trịnh trong

những năm 40-50 của thế kỷ XVIII.

107 95 Nguyễn

Tri Phương

KDC Đồng Ai

Phố Đoàn Thị Điểm

Phố Lương Văn Can 0,72 13,5 3 3

(1800-1873) huyện Phong

Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều

đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia

Định (1861) và Hà Nội (1873).

108 176 Huyền Quang

Phường Tích Sơn

(Qua cổng chùa Tích)

Đường Phạm Văn

Đồng

Phố Lê Văn Lương (KDC Đồng Khâu)

0,31 11,5 2 1(1254-1334)

huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với

nhiều bài thơ còn được lưu lại.

109 47 Quan Tử KĐT Lạc Hồng

Phố Đặng Dung

Phố Lê Dĩnh Chi 0,31 13,5 0 Địa

danhSơn Đông, Lập

ThạchLà "Làng Tiến sĩ" có số người đỗ đạt cao nhất

tỉnh Vĩnh Phúc thời Phong kiến.

110 126 Quách Gia Nương

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Phố Nguyễn Khoái

Phố Tạ Quang Bửu 0,2 13,5 0 1

Bà là người ngã Ba Hạc, thuộc

đất Phong Châu thời nước Nam Việt bị nhà Hán

đô hộ

Bà là vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng, có công lớn đánh giặc Đông Hán xâm lược. Được Hai Bà Trưng phong Quách Gia Nương Khâu Ni

Công Chúa Thượng đẳng phúc thần

111 147 Cao Bá Quát

Phường Hội Hợp

(KDC Sốc lường)

Đường Quang Trung

Phố Nguôi, Sóc Lương 0,44 11,5 7 1

(1808-1855) Gia Lâm, Hà N iộ

Là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong

lịch sử văn học Việt Nam

24

Page 25: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

112 136 Quý Lan Nương

Phường Hội Hợp

(KDC Sau Núi)

Đường Nguyễn

Thị Minh Khai

Đường Nguyễn Danh

Phương

0,57 13,5 5 1

Trang Tĩnh Luyện (nay là

thôn Tĩnh Luyện, Đồng

Tĩnh, Tam Dương) Bà mất

năm 43

Bà là vị tướng tài giỏi có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước, Còn gọi là An

Bình Công chúa, Quý Lan Nương.

113 128 Thi Sách

Phường Đồng Tâm

(KDC Công an Tỉnh)

Phố Nam Cao

Phố Nguyễn

Bính 0,28 13,5 2 1

Ông là người huyện Chu Diên,

quận Giao Chỉ,ông mất

năm 39

Ông là người cổ súy nhân dân nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán (Trung

Quốc) trong lịch sử Việt Nam.

114 108 Nguyễn Tiến Sách

Phường Đồng Tâm

(Cụm KTXH)

Phố Trần Doãn Hựu

Phố Đào Tấn 0,11 13,5 0 2

(1638- 1697) xã Tứ Trưng, huyện

Vĩnh Tường.

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Canh Tuất. Làm quan đến chức tự khanh ở Đại

Lý tự. Khi mất ông được phong là: đặc tiến kim vinh lộc đại phu, thượng thư bộ Công,

tước Tử: Trưng Đường Tử.

115 20 Sáng SơnThôn Vinh Thịnh, Khai

Quang

Phố Điển Triệt

Đường Mê Linh (Giáp

Bến xe mới)

0,15 13,5 0Di tích,

danh thắng

Thuộc địa phận xã Đồng Quế và

Lãng Công, huyện Sông Lô

Là một di tích lịch sử và là một thắng cảnh đẹp, đây cũng là căn cứ khởi nghĩa của Hoàng

Hoa Thám năm 1909.

116 38 Trần Thị Sinh

KDC số 2, Khai Quang

Tuyến phố Thạch Bàn (Giáp Đất

QH Trường

tiểu học)

Phố Nguyễn Thượng

Hiền

0,12 13,5 0 3

1919-1945 Quê xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm,

TP Hà Nội.

Là người có nhiều công lao trong việc phát triển phong trào cách mạng trước cách mạng

tháng 8-1945. Là bí thư tỉnh uỷ Phúc Yên năm 1945

117 86 Trần Quang Sơn

KDC số 2, Liên Bảo

Phố Phan Bội Châu

Đường Ngô Gia Tự 0,28 13,5 0 3

(1915-1965) Ngươi huyện

Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc

Là Bí thư chi bộ đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc (tháng 10-1933). Ông đã hy sinh khi đang làm

nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước.

25

Page 26: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

118 112 Lý Quốc Sư

Phường Đồng Tâm

(KDC Đồng Hóc thân)

Phố Nguyễn Khuyến

Phố Ngô Miễn 0,18 13,5 0 1

(1065–1141) làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình

Một vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo, là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là

đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần

119 158 Tam Lộng

Khu đất dịch vụ Hội Hợp + Đất CBCNV

Hội Hợp

Phố Tô Thế Huy

Phố Lã Thời Trung 0,5 13,5

Địa danh

lịch sử

xã Hương Sơn, huyện Bình Sơn.

Là nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Vĩnh Phúc, là cơ sở hoạt động cách

mạng của nhiều đồng chí Xứ ủy, Khu ủy thời kỳ tiền khởi nghĩa.

120 144 Tống Duy Tân

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Rừng)

Phố Bùi Thị Xuân

Đường Quang Trung

0,18 13,5 1 1

(1837-1892) huy n Vĩnhệ

L c, t nh Thanhộ ỉ Hóa

Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892). Nghĩa quân chống Pháp. Tướng lĩnh

phong trào Cần Vương

121 75 Nguyễn Quý Tân

KDC Giếng Han

Phố Nguyễn Trinh

Phố Nguyễn

Công Trứ 0,18 13,5 0 1

Người làng Thượng Trưng, tổng Thượng Trưng, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.

Nay là xã Thượng Trưng,

huyện Vĩnh Tường

Ông là Chánh lãnh binh tỉnh Sơn Tây. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống lại thực dân

Pháp xâm lược. Ông được nhân dân thán phục và suy tôn là: "Lãnh Áo thành Sơn Tây".

122 114 Lê Tần

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Khu DC Đồng Hóc

thân)

Đường Hùng

Vương

Phố Nguyễn

Trường Tộ 0,42 19,5 0 1  

Ông là người có công lớn trong việc giúp nhà Trần đánh tan quan Nguyên Mông trong chiến

dịch Bình Lệ Nguyên (TK XIII).

26

Page 27: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

123 111 Đào Tấn

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Cụm

KTXH)

Phố Trần Doãn Hựu

Phố Trần Đại Nghĩa 0,6 13,5 2 1

(1845-1907) huyện Tuy

Phước, tỉnh Bình Định

Là một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn, đã từng giữ chức vụ Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ

An – Hà Tĩnh), Công Bộ Thượng thư.

124 93 Phạm Hồng Thái

KDC Trại Thủy

Ngã tư phố Phan Bội Châu và đường Ngô Gia

Tự

Đường Ngô Gia Tự 0,37 13,5 9 3 (1896-1924)

Người Nghệ An

Ông tên thật là Phạm Thành Tích, là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là

người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924.

125 78 Lê ThanhKDC Nam

Trường Chuyên

Phố Lê Quý Đôn

(Giáp Trường Chuyên

Vĩnh Phúc)

Đường Mê Linh (Cầu

cáp)0,26 16,5 0 3

Ông người Hà Nội, hoạt động kháng chiến ở tỉnh Vĩnh Phú. Ông mất năm

1953

Đầu năm 1952 làm phó Bí thư Ban Chấp hành Tỉnh ủy kiêm Chủ Tịch UBKCHC tỉnh Vĩnh Phúc, Ông hi sinh tháng 12/1953 ở xã Hồng

Châu, huyện Yên Lạc trong khi làm nhiệm vụ lãnh đạo quân dân Vĩnh Phúc chống đánh cuộc

đại càn cuối năm 1953 của giặc Pháp.

126 30 Thạch Bàn KDC số 2, Khai Quang

Tuyến Phố Phan Đình

Giót

Đường Tôn Đức Thắng 0,37 13,5 0

Danh lam

thắng cảnh

Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam

Đảo

Là một trong ba ngon núi của khu du lịch Tam Đảo, nổi tiếng là nơi có khí hậu trong lành và

đa dạng về các loài động, thực vật.

127 42Phạm Ngọc

Thạch

KDC Hạ tầng cao, Thanh Giã, Khai

Quang

Phố Nguyễn

Du

Đường Ngô Gia Tự 0,15 13,5 3

(1909-1968) Quy Nhơn - Bình Định

Ông là Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là một Nhà

khoa học y khoa Việt Nam, Giáo sư tiến sĩ khoa học lừng danh thế giới

128 138 Trần Thạch

Phường Đồng Tâm (Khu DC Đồng Hóc

thân)

Phố Mạc Đĩnh Chi

Đường Quang Trung

0,25 13,5 0 2 Ông sinh năm 1468. Người xã Tiên Hội, huyện An Lạc phủ Tam Đái thừa tuyên

Sơn Tây. Nay là thôn Tiên Hội

(Kẻ Cói) phường Hội Hợp thành

Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 4 đời vua

Lê Uy Mục (1509). Ông làm quan giữ chức Hữu thị lang, hàm tòng tam phẩm.

27

Page 28: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

phố Vĩnh Yên

129 135 Ngô Kính Thần

Phường Hội Hợp

(KDC Sau Núi)

Phố Mạc Đĩnh Chi

Phố Nguyễn

Trường Tộ0,76 27 3 2

Thôn Xuân Phường, Phường Phúc Thắng, Thị

xã Phúc Yên

Ông thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Quý Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 24 đời vua Lê Thánh Tông ( 1493).

Ông làm quan đến chức Phó Đô Ngự sử, tước Tử.

130 27 Thiên Thị KDC số 2, Khai Quang

Phố Trần Cừ

Phố Hồ Tùng Mậu 0,11 13,5 0

Danh lam

thắng cảnh

Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam

Đảo

Là một trong ba ngon núi của khu du lịch Tam Đảo, nổi tiếng là nơi có khí hậu trong lành và

đa dạng về các loài động, thực vật.

131 13 Đỗ Hy Thiều

Khu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Phố Đào Sư Tích

Phố Lê Thúc Chẩn 0,24 16,5 3 2

(1693-1745). Người xã Văn trưng, huyện

Bạch Hạc, phủ Tam Đái trấn

Sơn Tây. Nay là thôn Vĩnh

Trưng, xã Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái năm thứ 2 đời vua Lê Dụ Tông (1721), làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Công, phẩm trật hàm tòng tam phẩm, trong phủ Chúa Trịnh, giữ

chức Bồi Tụng (giúp tham tụng các việc văn phòng cho phủ Chúa), tước Hầu.

132 104 Phan Doãn Thông

Phường Đồng Tâm (Đất DV

Đông Đạo)

Phố Lê Ngọc Hân

Đường song sog

với đường sắt

0,23 13,5 0 2

Ông sinh năm 1489. Người xã

Kiên Cương, huyện Bạch Hạc

phủ Tam Đái trấn Sơn Tây.

Nay là thôn Kiên Cương, xã Ngũ

Kiên, huyện Vĩnh Tường

Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 6 đời vua

Lê Tương Dực (1514), làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Công, hàm tòng tam phẩm.

133 56 Xuân Thủy

KĐT Lạc Hồng

Phố Lê Dĩnh Chi

Ven làng Bầu 0,14 13,5 0 3

(1912 - 1985) huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà

Nội

Ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam là một nhà hoạt động

chính trị, một nhà ngoại giao, nhà thơ và nhà báo Việt Nam.

28

Page 29: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

134 50Nguyễn Danh

Thường

KĐT Lạc Hồng

Phố Lê Đức Toản

(Cổng Chùa Hà

mới)

Phố Lê Dĩnh Chi 0,28 13,5 0 2

Lãng Phương Hầu Nguyễn

Danh Thường (còn có tên là Nguyễn Thai). Người xã Phú

Đa, huyện Vĩnh Tường

Là người học giỏi từ nhỏ, tài năng khoa bảng đã đưa ông đến đỉnh cao sự nghiệp, kiêm

nhiều chức quan cả văn lẫn võ: Tham mưu trung quân đô đốc phủ, rồi Khâm sai kiểm soát thất thành, được quyền tiền trảm hậu tấu, được

phong tước lãng Phương Hầu.

135 150 Đình Tiên Nga

Tổ dân phố Cả

Phố Nguyễn Danh

Phương

Đình Tiên Nga (phố

Cả)0,3 11

Di tích lịch sử

văn hóa

Hội Hợp, vĩnh Yên Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

136 80 Nguyễn Tích

KDC số 1, Liên Bảo

Phố Phan Bội Châu

Khu dân cư (Bảo Sơn) 0,18 13,5 0 1 Cùng thời Hai

Bà Trưng

Là vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng, có công lớn đánh giặc Đông Hán xâm lược. Được Hai Bà Trưng phong là Tòng thiên đại tướng quân.

137 14 Đào Sư Tích

Khu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Phố Đỗ Hy Thiều

Tuyến Đường

Đinh Tiên Hoàng

0,25 16,5 0 2

(1348-1396), Nguyên quán

Nam Định, sống ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên liệu Long Khánh năm thứ 2 đời vua Trần Duệ

Tông (1374) Ông được thờ ở : Miếu Quốc tế” và được xếp là bậc Thánh Hiền, phong phúc thần. Năm 1381 ông giữ chức Nhập nội hành khiển hữu ty Lang Trung, là chức quan đứng

sau hàng Tế Tướng.

138 69 Dương Tĩnh

Sau Trung cấp Y Vĩnh

Phúc

Đường Trần Phú

Phố Hà Văn Chúc 0.53 16,5 0 2

Ông sinh năm 1455. Người xã Vĩnh Mỗ, huyện

Yên Lạc, phủ Tam Đái, trấn

Sơn Tây (nay là thôn Đong thị trấn Yên Lạc,

huyện Yên Lạc)

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9 đời vua Lê Thánh Tông (1478), làm quan giữ chức Tả thị lang Bộ Công. Phẩm trật hàng nhị phẩm

.

139 70 Tuệ Tĩnh Cổng Trường Y Vĩnh Phúc

Đường Bà Triệu (BV Đa khoa

Phố Hà Văn Chúc 0,41 19,5 0 1

(Sống vào cuối thế kỉ XIV) người Bình

Lương y giỏi kiệt xuất thời Trần. Ông được coi là vị thánh thuốc Nam.

29

Page 30: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

tỉnh Vĩnh Phúc)

Giang - Hải Dương

140 174 Lê Hữu Trác

Đường vào BV Đông Y

Đường Đầm Vạc

Bviện điều dưỡng phục

hồi chức năng

0,24 11,5 3 1(1720-1791)

huyện Mĩ Hào tỉnh Hưng Yên

Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học

dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

141 46 Phan Văn Trác

KĐT Lạc Hồng

Phố Lê Đức Toản

Phố Lê Dĩnh Chi 0,53 13,5 0 3

(1920-1951) xã Liên Châu,

huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Liệt sĩ Phan Văn Trác đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng LLVT nhân dân"

142 88 Bùi Xương Trạch

Cổng Trường Quân sự QK2

Phố Nguyễn Tư Phúc

Phố Nguyễn Tri

Phương0,59 13,5 0 2

(1870-1907) huyện Mỹ Lộc -

Nam Định

Ông là một thành viên của gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt nổi tiếng ở Hà Nội. Nhà ngoại giao

Việt Nam thời Lê.

143 81 Nguyễn Thiệu Tri

KDC số 1, Liên Bảo

( Cạnh Chợ Tổng )

Phố Lê Thanh

Phố Nguyễn

Công Trứ 0,17 10,5 0 2

(1442-1522) Người Xuân

Lôi- Lập Thạch

Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân làm quan đến chức thượng thư Bộ hộ, được phong

là Phương Trực đại phu

144 11 Nguyễn

Danh Triêm

Khu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Phố Đỗ Hy Thiều

Phố Lê Thúc Chẩn 0,12 13,5 0 2

Ông mất năm 1784. Người xã Phú Đa, huyện

Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Nay là

xã Phú Đa, huyện Vĩnh

Tường.

Ông đỗ Tạo Sĩ làm quan võ chỉ huy Hiệu Nhưng nhất (đội quân đứng đầu gồm 60 xuất

ưu binh trong các đội bộ binh thị hậu từ đời Lê Trung Hưng về sau). Được phong tước Hầu:

Triêm Vũ Hầu.

145 72 Nguyễn Trinh

Sau Trường Cao đẳng nghề Việt

Đức

Phố Chu Văn An

Phố Nguyễn

Công Trứ 0,28 16,5 0 2

Ông sinh năm 1448. Người xã

Sơn Đông, huyện Lập

Thạch, phủ Tam Đái thừa tuyên

Sơn Tây. Nay là thôn Quan Tử, xã Sơn Đông,

huyện Lập Thạch

Ông thi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 6 đời vua Lê Thánh Tông (1475). Làm quan ở Bộ Lại, trải thăng từ chức Cấp sự đến chức Thượng Thư, hàm tòng nhị

phẩm.

30

Page 31: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

146 156 Lã Thời Trung

Khu đất dịch vụ Hội Hợp

Phố Tam Lộng

Đường Trương

Định0,5 13,5 2

Ông sinh năm 1575, xã An

Tường, huyện Vĩnh Tường,

tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa thi năm Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 đời vua Lê Thần Tông (1626). Ông làm quan tới chức Hữu thị lang Bộ Công, phẩm trật ở hàng

tòng tam phẩm. Là một viên quan biết thận trọng giữ phép nước, nên được nhân dân tin

yêu.

147 73 Nguyễn Công Trứ

Đường Nguyên

Tất Thành

Phố Lê Duẩn 0,92 19,5 3 1

(1778-1858) Nghi Xuân, Hà

Tĩnh

Là một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại và còn là một nhà quân sự, một nhà

kinh tế lớn của dân tộc.

148 162 Phùng Thị Toại

Đường vào Trường MN Hoa Hồng

Khu dân cư cũ

( Giáp Hồ Láp )

Đường Nguyễn Chí

Thanh0,23 13,5 0 3

(1935-1954) Xã Liên Châu,

huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng LLVT nhân dân".

149 60 Lê Đức Toản

KĐT Lạc Hồng

Phố Đặng Dung

Phố Lê Đức Toản (Gần chùa Hà)

0,3 13,5 0 2

(1452- 1509) xã Sơn Đông, huyện Lập

Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng

Đức thứ 15 đời vua Lê Thánh Tông (1484). Làm quan tới chức Đô Ngự sử, phẩm trật hàng tam phẩm. Ông nổi tiếng là người ngay thẳng,

quả quyết, dám nói, dám làm.

150 17 Dương Tông

Mậu Lâm Khai Quang

Tuyến Phố Hà Nhậm

Đại

Đài truyền hình VTC 0,22 13,5 0 2

Khai Quang- Vĩnh Yên - Vĩnh

Phúc

Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất than khoa Kỷ Sửu niên hiệu Hưng Trị thứ 2

đời vua Mạc Mậu Hợp (1589). Ông làm quan giữ chức Thị Lang, hàm tòng tam phẩm.

151 118 Nguyễn Trường Tộ

Phường Đồng Tâm,

Hội Hợp (Khu DC Sau Núi)

Phố Mạc Đĩnh Chi

Khu DC thôn Đông

Quý0,31 13,5 2 1

(1830-1871) huyện Hưng Nguyên, tỉnh

Nghệ An

Còn được gọi là Thầy Lân; là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt

Nam ở thế kỷ 19.

152 101 Nguyễn Viết Tú

Làng Trung Thành

Phố Chùa Hà

Đường Nguyễn Tất

Thành0,37 11,5 11 2

(1671-1752) Người xã Ích

Minh, huyện An

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Canh Dần niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 6 đời

vua Lê Dụ Tông (1710), làm quan đến chức

31

Page 32: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Lạc, phủ Tam Đái, trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Thụ Ích, xã Liên

Châu, huyện Yên Lạc.

Tế tửu trường Quốc Tử Giám, hàm tòng tứ phẩm. Khi mất được phong chức Phó Đô Ngự

sử.

153 23 Lưu Túc Khu đất dịch vụ Thanh Giã

Đường Mê Linh

(Cống cầu đo, Cầu

đất )

Phố Phùng Dong Oánh 0,56 16,5 1 2

Ông sinh năm 1443, là người

xã Vu Thai, huyện Bạch Hạc,

phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây. Nay là thôn

Xuân Lai, xã Vũ Di, huyện Vĩnh

Tường.

Thi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 đời vua Lê

Thánh Tông (1487), làm quan giữ chức Thương thư, phẩm trật hàng tòng nhị phẩm.

154 44 Đồng Tum

KDC Rừng Ướt

Đường Kim Ngọc

(Đầu đường

Trần Phú)

Khu dân cư cũ (Rừng

ướt)0,37 10,5 5

Địa danh lịch sử

Tiền Châu, Phúc Yên

Là nơi dân quân du kích xã Tiền Châu bắn rơi chiếc máy bay thứ 4000 của giặc Mỹ bằng

súng bộ binh.

155 55 Nguyễn Tuân

KĐT Lạc Hồng

Phố Hoàng Diệu

Phố Kiền Sơn 0,32 27,5 0 3

( 1910-1987) người Thượng

Đình, Nhân Chính, thanh

Xuân, Hà Nội.

Ông là một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông được xem là bậc

thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

156 146 Bùi Anh Tuấn

Phường Hội Hợp

(KDC Sốc lường)

Đường Quang Trung

Cuối khu dân cư Sóc

Lương0,26 11,5 0 3

(1953 - 1973) Xã Thượng

Trưng, huyện Vĩnh Tường.

Liệt sĩ Bùi Anh Tuấn là Anh hùng LLVT nhân dân, Ngày 10/3/1973, anh là người băn nhiều máy bay Mỹ, anh dũng cảm hy sinh khi mới

tròn 20 tuổi.

32

Page 33: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

157 123 Lê Anh Tuấn

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Phố Nguyễn Công Hoan

Đường Lê Hồng Phong

0,43 13,5 0 2

Ông sinh năm 1670. Người

làng Thanh Mai, huyện Tiên

Phong, Hà Tây. Nay là TP. Hà

Nội

Ông thi đỗ Đồng Tiến sỹ khoa Giáp Tuất năm Chính Hòa thứ 15 đời vua Lê Hy Tông (1694).

Ông làm quan giữ chức Tể tướng, khi mất được truy tặng là Thái Bảo, thụy là Đạt Nghị.

158 181 Phan Trọng Tuệ

Phường Tích Sơn

(KĐT Vạn Cát)

Đường Phạm Văn

Đồng

Phố Lê Văn Lương 0,2 13,5 0 3

(1917–1991) Thôn Đa Phúc,

xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,

Hà Nội

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1974–1975)

159 140 Nguyễn Từ

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Rừng)

Phố Bùi Thị Xuân

Đường Quang Trung

0,16 13,5 0 2

Ông sinh năm 1429. Người xã

Sơn Đông, huyện Lập

Thạch, phủ Tam Đái, trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Quan Tử xã Sơn

Đông.

Ông đỗ bảng Hoàng Giáp khoa Quý Dậu niên hiệu Thái Hoà thứ 11 đời vua Lê Nhân Tông

(1453). Ông làm quan giữ chức Thiêm đô ngự sử,

160 10Nguyễn

Huy Tưởng

Khu đất dịch vụ Đôn Hậu, Khai Quang

Phố Đỗ Hy Thiều

Phố Lê Thúc Chẩn 0,14 13,5 0 3

(1912 - 1960) Dục Tú - Từ Sơn

- Bắc Ninh

Ông là người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc vào năm 1935. ông tích cực

tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng.

161 21 Nguyễn

Duy Tường

Dân cư Vinh Thịnh

Đường Mê Linh (Giáp

Nghĩa LS thành phố )

Gần đường Lý Nam Đế 0,35 13,5 5 2

(1485-1525) Người xã Lý

Hải, huyện An Lãng, phủ Tam Đái, trấn Sơn

Tây. Nay là thôn Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên.

Ông thi đỗ Đệ Nhị giáp (Hoàng Giáp) khoa thi Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 3 đời vua Lê Tương Dực (1511). Ông làm quan

giữ chức Tham Chính xứ Kinh Bắc.

33

Page 34: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

162 180 Tô Ngọc Vân

Phường Tích Sơn

(Khu ĐT Tây Hồ)

Phố Hồ Xuân

Hương

Đường Điện Biên

Phủ0,38 13,5 3 3

(1906-1954) Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng

Yên

Ông thuộc thế hệ họa sỹ đầu tiên của Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm xuất sắc được

giải thưởng cao ở Pháp.

163 82 Bùi

Quang Vận

KDC số 2, Khai Quang

Phố Nguyễn

Văn Linh

Đường Mê Linh 0,67 13,5 3 2

Ông sinh năm 1646 tại Xã

Thượng Trưng, Vĩnh Tường

ÔNg đỗ Giải nguyên khoa thi Hương năm Đinh Mùi, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 5

(1667) đời vua Lê Huyền Tông. Làm quan đến chức Giám sát ngự sử, hàm thất phẩm

(một chức quan cao cấp ở Ngự sử đài có trách nhiệm xét lại các vụ án do Đài phúc tra)

164 39 Lương Thế Vinh

Đường vào Nhà máy

gạch Hoàn Mỹ

Đường Nguyễn

Tất Thành

Nhà máy gạch Hoàn

Mỹ0,4 10,5 5 2

Ông sinh năm 1442. Người Vụ Bản, Nam Định

Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông còn được gọi là Trạng Lường, là một nhà toán học,

Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.

165 37 Khuất Thị Vĩnh

KDC số 2, Khai Quang

Phố Trần Thị Sinh

Phố Tôn Đức Thắng 0,12 13,5 0 3  

Là người có nhiều công lao trong việc phát triển phong trào cách mạng trước cách mạng

tháng 8-1945 ở Vĩnh Phúc.

166 119 Hoàng Quốc Việt

Phường Đồng Tâm(KDC Tỉnh

Uy)

Phố Tạ Quang Bửu

Phố Ngô Thì Nhậm 0,12 19,5 0 3

(1902-1992) Đáp Cầu, tỉnh

Bắc Ninh

Ông là Uỷ viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đang. Chủ tịch Tổng Công đoàn, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhan dân tối cao, chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam.

167 26 Hà Sĩ Vọng

Khu đất dịch vụ Thanh Giã

Phố Lưu Túc

Phố Phùng Dong Oánh 0,11 13,5 0 2

(1514-1595)Người xã Tuy Phúc huyện Lập Thạch, phủ Tam Đái trấn Sơn Tây. Dời

nhà đến xã Bình Sơn, nay là xã

Như Thuỵ, huyện Sông Lô.

Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ năm 22 tuổi khoa thi Ất Mùi niên hiệu Đại Chính năm thứ 6 đời vua Mạc Đăng Doanh (1535). làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Lễ hàng tòng

tam phẩm. Được phong tước Bá (Tuy Lộc Bá).

34

Page 35: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

168 41 Xuân Trạch

KDC Hạ tầng cao, Thanh Giã, Khai

Quang

Phố Nguyễn

Du

Đường Ngô Gia Tự 0,2 13,5 0

Địa danh

lịch sử

Xuân Hoà, Lập Thạch

Tại đây, tháng 12 – 1950 lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Lập Thạch đập tan chiến dịch Bê-cát-sin của giặc đánh lên vùng tự do

Lập Thạch. Tiêu diệt và bắt sống 350 tên.

169 142 Bùi Thị Xuân

Phường Hội Hợp

(KDC Đồng Rừng)

Phố Tống Duy Tân

Phố Bình Lệ Nguyên 0,88 13,5 0 1

Bà mất năm 1802 người tỉnh

Bình Định.

Bà là một trong Tây Sơn Ngũ phụng thư. Là vợ của Thái Phó Trần Quang Diệu. Một tướng

tài của triều Tây Sơn.

170 65 Nguyễn Hoành Xước

Khu Chung cư Vinaconex

Phố Hoàng Minh Giám

Phố Hoàng Minh Giám 0,23 16,5 0 2

Ông sinh năm 1502. Người xã Lý Hải, huyện An Lãng, phủ Tam Đái, trấn

Sơn Tây. Nay là thôn Lý Hải, xã

Phú Xuân, huyện Bình

Xuyên.

Ông thi đỗ Tiến sĩ khoa thi Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính năm thứ 9 đời vua Mạc Đăng Doanh (1538), làm quan đến chức Đề hình giám sát ngự sử 13 đạo, chức quan cao nhất

Ngự sử đài.

35

Page 36: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

CHỦ ĐẦU TƯ : UBND THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN : CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XD HUD-CIC

ĐƠN VỊ TƯ VẤN UBND THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

36

Page 37: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

ñy ban nh©n d©n THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /ĐA- UBND Vĩnh Yên , ngày ….. tháng năm 2013

ĐỀ ÁNĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I- Sự cần thiết của Đề án:

Thành phố Vĩnh Yên đang trong thời kỳ phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều tuyến đường, phố, công trình công cộng đã và được đầu tư xây dựng nhưng chưa được đặt tên; nẩy sinh đòi hỏi cần thiết phải khẩn trương đặt tên, đổi tên đường, phố để phục vụ kịp thời các yêu cầu quản lý đô thị, quản lý hành chính, dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế, góp phần xây dựng thành phố Vĩnh Yên trở thành thành phố văn minh, hiện đại, thân thiện, phát triển bền vững; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tạo tiền đề và hướng tới là đô thị lõi của thành phố Vĩnh Phúc.

II. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên:

1. Về vị trí địa lý:

37

Page 38: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Thành phố Vĩnh Yên gồm 9 đơn vị hành chính, trong đó gồm 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực các phường xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105032’54” đến 105o38’19” kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.

Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía Đông Nam theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Tây Bắc, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Bắc và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Bắc.

Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ 2 (với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai quốc lộ 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với Cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng, đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. 

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khi tái lập tỉnh 01/01/1997, Vĩnh Yên trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc với hệ thống hạ tầng đô thị ngày càng hoàn

38

Page 39: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

thiện, tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Nổi bật là ngành sản xuất công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với qui mô lớn, tập trung ở các vùng ven Thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào.

Nhiều Quy hoạch quan trọng đã được UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể:

- Đã quy hoạch chi tiết các khu đô thị, công trình công cộng, các khu dân cư, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch khu dân cư, khu tái định cư....

- Khu công nghiệp Khai Quang cơ bản đã lấp đầy, đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật.

- Về giao thông: Trong giai đoạn từ năm 2006-2010 đã thực hiện quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống đường vành đai của Thành phố, cải tạo và nâng cấp đường quốc lộ 2, 2B, 2C, đường vành đai phía bắc; QL2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên, các nút giao thông nhà thi đấu, nút giao thông Rừng Lim, nút giao thông Hội Hợp, đang xây dựng mới một số tuyến đường vào khu công nghiệp, đường trong các khu dân cư, cải tạo các tuyến đường nội thị.

- Đã thực hiện các dự án xây dựng: khu đô thị chùa Hà Tiên, khu chung cư cho người thu nhập thấp, khu vui chơi giải trí Nam Đầm Vạc, và đang triển khai các dự án xây dựng các khu trung tâm thương mại.

Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Vĩnh Yên đang có nhiều đổi mới và phát triển. Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thành phố phấn đấu xây dựng Thành phố Vĩnh Yên trở thành thành phố văn minh, hiện đại.

III- Căn cứ xây dựng Đề án:

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2013;

39

Page 40: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 định hướng đến năm 2050;

- Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08/3/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà;

- Quyết định số 1898/QĐ-CT ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Cơ sở thực tiễn:

Năm 2004, HĐND tỉnh đã có nghị quyết đặt tên đường, phố cho 52 tuyến. Từ năm 2004 đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được trung ương, tỉnh và thành phố quan tâm đầu tư xây dựng nhanh đô thị và dân cư phát triển theo, hiện đã có gần 200 tuyến đường, phố chưa có tên gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính, quản lý xã hội và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

3. Cơ sở tài liệu khoa học:

- Các quy hoạch xây dựng, giao thông, khu công nghiệp đã được phê duyệt.

-“Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” tác giả Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2006.

-“Ngân hàng dự liệu tên đường, phố tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Xuân Lân do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản năm 2008.

40

Page 41: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (từ năm 1930 đến nay) do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản

- Kinh nghiệm việc đặt, đổi tên đường, phố của một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh... và hiện trạng tên đường, phố trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên.

4. Giải thích từ ngữ: Đại lộ, đường, phố, ngõ, ngách và công trình công cộng.

Theo quy định tại điều 3 quy chế đặt, đổi tên đường phố ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ quy định như sau:

- Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng nguyện vọng, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.

- Đường là lối đi được xác định trong quy hoạch đô thị có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng gồm các trục đường chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh.

- Phố là lối đi lại được xác định: 2 bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu.

- Ngõ là lối đi lại nhỏ từ đường, phố vào các cụm dân cư đô thị.

- Ngách là lối đi lại hẹp từ ngõ vào sâu trong các cụm dân cư.

- Công trình công cộng bao gồm: Quảng trường, Công viên, Vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục; Công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.

5. Về nguyên tắc đặt tên, đổi tên đường, phố.

5.1. Nguyên tắc chung:

41

Page 42: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định tại: Nghị định số 91/2005/NĐ-CP; Thông tư số: 36/2006/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá Thông tin, cụ thể:

- Giữ nguyên tên địa danh, tên sự kiện lịch sử - văn hóa, tên danh nhân đã được dùng để đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố trước ngày có Nghị định 91/NĐ-CP. Không đặt tên đường, phố bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn (Tên bí danh, tên húy…).

- Thể hiện được đặc trưng văn hóa về Đất và Con người Vĩnh Phúc, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng tập quán, tình cảm và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Trong đó ưu tiên lấy tên địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử - văn hóa, danh nhân tiêu biểu của địa phương và các tên gọi đã quen dùng từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân để đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn. Danh nhân, nếu là người ngoài tỉnh phải có thời gian tham gia hoạt động và công tích, hành trạng gắn với lịch sử phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ lịch sử sau:

+ Những nhân vật đó được lịch sử và sử sách của tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận, nhân dân suy tôn và đã qua đời ít nhất 5 năm.

+ Trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng tư vấn của tỉnh quyết định.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của tuyến đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, sự kiện và công lao đóng góp của danh nhân. Đảm bảo tỷ lệ giữa danh nhân của Vĩnh Phúc với danh nhân ngoài tỉnh, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

- Tôn trọng quyền dân chủ, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào việc xác định danh mục ngân hàng và lựa chọn tên đặt cho đường, phố của địa phương, đảm bảo tính khách quan, ổn định, lâu dài, tôn trọng và kế thừa. Chỉ điều chỉnh và sửa đổi tên đường, phố trong trường hợp thật sự cần thiết.

42

Page 43: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

- Tuân thủ theo các quy hoạch được duyệt phù hợp với xu thế phát triển đô thị của tỉnh. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn đã xây dựng xong thì được xem xét để thưc hiện việc đặt tên.

5.2. Nguyên tắc riêng:

- Nguyên tắc đặt tên đường; đại lộ xác lập một ngân hàng tên để đặt tên cho đường và Đại lộ. Trong đề án này sẽ chọn những Danh nhân là hàng Vương, hàng Đế, các vị lãnh tụ đất nước là Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và những danh nhân có công lao to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Trong những trường hợp đặc biệt, Hội đồng tư vấn sẽ xem xét đề xuất.

- Nguyên tắc đặt tên phố: Xác lập một ngân hàng tên để đặt tên cho phố. Trong đề án này sẽ chọn các Danh nhân đỗ đạt hàng Đại khoa và có nhiều công lao, đóng góp cho đất nước trong các thời đại Phong kiến; Những người trong Bộ Chính trị qua các thời kỳ, các nhà hoạt động Cách mạng tiêu biểu có công lao đóng góp lớn cho đất nước; Các nhà Văn, nhà Thơ, các Danh họa … tiêu biểu có nhiều cống hiến cho đất nước qua các thời kỳ; Các Anh hùng liệt sỹ tiêu biểu được nhà nước Vinh danh.

6. Về quy định đánh số nhà, số ngõ: Vận dụng các quy định hiện hành gắn với thực tiễn của thành phố Vĩnh Yên, đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3…, n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy ước. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7…), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8…).

Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Đông - Bắc sang Tây - Nam.

Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.

43

Page 44: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.

7. Quy định về các loại biển: Thực hiện theo quy định mục VII thông tư số 36/2006/TT-BVH ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa thông tin về hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

IV- Thực trạng việc đặt tên, đổi tên đường phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Năm 2004, HĐND - UBND tỉnh có Nghị quyết số 23/2004/NQ-HĐND ngày 28/7/2004 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đặt, đổi tên cho 52 tuyến đường, phố trên địa bàn Vĩnh Yên. Trong đó có 13 tuyến đường, phố sử dụng tên danh nhân, địa danh của tỉnh Vĩnh Phúc (chiếm tỷ lệ 25%). Còn lại 39 tuyến đường, phố đều lấy tên danh nhân hoặc địa danh các tỉnh ngoài, cụ thể như sau:

- 19 danh nhân lịch sử: Hùng Vương, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Nguyễn Trãi, Trương Định, Chu Văn An, Phan Chu Trinh, Yết Kiêu, Tô Hiến Thành, Lê Chân, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Phan Bội Châu, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du.

- 16 danh nhân, nhân vật tiêu biểu thời kỳ cách mạng, kháng chiến: Trần Phú, Tô Hiệu, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi.

- 02 danh nhân khoa học: Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng.

- 02 địa danh: Điện Biên Phủ, Lam Sơn.

* Nhận xét, đánh giá chung:

1) Ưu điểm:

- Việc đặt tên 52 tuyến đường, phố năm 2004 đã đi vào thói quen và tiềm thức của nhân dân phục vụ tốt cho giao dịch phát triển kinh tế xã hội.

44

Page 45: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

- Vĩnh Yên có lịch sử hình thành và phát triển đô thị từ trước Cách mạng tháng Tám. Do yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý đô thị, phát triển kinh tế xã hội, Vĩnh Yên đã thực hiện việc đặt tên, đổi tên đường, phố trước khi có Nghị định 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ; Việc đặt tên đường, phố đã có cơ bản đã đáp ứng được sự phát triển chung.

- Về cơ bản là đã khắc phục tình trạng “Nhà không số, phố không tên”,… tạo thuận tiện trong các hoạt động giao dịch, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Đất và Con Người Vĩnh Phúc nhằm giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc.

2) Hạn chế:

- Sự phân biệt giữa đường và phố, chưa theo một quy định thống nhất, chặt chẽ. Nhiều tuyến phố đã đặt tên như: Chu Văn An, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn… có mặt cắt đường 19,5m, rộng hơn các tuyến đường đã đặt tên như Trường Chinh, Hoàng Hoa Thám (mặt cắt lòng đường là 13,5m), hoặc mang cùng một tên gọi nhưng có đoạn gọi là đường, có đoạn gọi là phố: Nguyễn Chí Thanh; đường Đầm Vạc từ cuối xóm Sậu theo ven tường nhà máy cơ khí Vĩnh Yên lên cuối đường Nguyễn Viết Xuân, còn phố Đầm Vạc từ ngã ba phố Lý Bôn theo đường đê cũ lên cuối xóm Sậu.

- Chưa phù hợp nguyên tắc chung Nghị định 91/NĐ-CP.

- Về cách đánh số ngõ, số nhà: Còn lẫn lộn giữa bên phải, bên trái.

- Việc đặt tên các công trình công cộng như: Công viên, vườn hoa - quảng trường… chủ yếu vẫn được gọi theo tên địa danh của đơn vị hành chính.

- Việc lựa chọn tên để đặt tên cho một số tuyến đường, phố, chưa phù hợp với quy mô và cơ sở hạ tầng.

- Một số tuyến đường đã đặt tên đi qua nhiều Đảo giao thông, do vậy gây khó khăn cho nhân dân trong giao dịch.

45

Page 46: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

V. Cơ sở dữ liệu ngân hàng được sử dụng đặt tên, đổi tên đường phố của thành phố Vĩnh Yên:

1. Trong ngân hàng dư liệu tên của tỉnh, ngoài tỉnh có tổng số là: 663 tên danh nhân khoa bảng, danh nhân lịch sử tiêu biểu, di tích, địa danh. Trong đó gồm:

- 117 Danh nhân lịch sử.

- 405 Danh nhân khoa bảng (Trong đó: có 103 vị đỗ Đại khoa, còn lại 302 vị đỗ Trung khoa).

- 109 Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu trên các lĩnh vực qua các thời kỳ ( Từ 1930 đến nay ).

- 13 Di tích Lịch sử văn hóa, Danh lam thắng cảnh.

- 19 Địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu của tỉnh.

2. Uy ban nhân dân thành phố sử dụng dữ liệu tên trong ngân hàng tên của tỉnh để đặt tên, đổi tên đường, phố cho thành phố Vĩnh Yên trong đợt này là 183 tên trong đó;

- Danh sách các tuyến đường đặt tên năm 2013 là 13 tên (xem chi tiết tại bảng phụ lục 2).

- Danh sách các tuyến phố đặt tên năm 2013là 170 tên (xem chi tiết tại bảng phụ lục 3).

Phần thứ haiNỘI DUNG ĐỀ ÁN

A. Khảo sát và đánh giá các tuyến giao thông dự kiến điều chỉnh và đặt tên mới:

1. Thực hiện khảo sát, thống kê toàn bộ các tuyến giao thông trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên hiện tại; Thống kê các tuyến giao thông đã hoàn

46

Page 47: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

thành đưa vào sử dụng; Trong đó làm rõ các tuyến đã được đặt tên, các tuyến còn chưa được đặt tên; Phân loại đường, phố, ngõ, ngách, thống kê số nhà...

2. Định hướng đặt tên sau khảo sát:

Việc đặt tên, đổi tên đường, phố các tuyến giao thông trong thành phố phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Được xây dựng theo quy hoạch đô thị đã được sử dụng ổn định.

- Phải có chỉ giới đường đỏ từ 10m trở lên, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, được liên thông; có điểm đầu và điểm cuối.

3. Theo tiêu chí xác định về Đại lộ, đường, phố,... tại Nghị Định 91 và khảo sát thực tế, hiện nay, thành phố Vĩnh Yên có tổng số 183 tuyến giao thông đủ điều kiện dự kiến điều chỉnh và đặt tên, trong đó:

+ Đặt tên cho đường: có 13 tuyến.

+ Đặt tên phố: có 170 tuyến.

+ Được chia thành 3 loại: Loại 1 có 17 tuyến; loại 2 có 31 tuyến; loại 3 có 135 tuyến.

B. Cụ thể việc đặt, đổi tên, điều chỉnh tên đường, phố:

1. Điều chỉnh đổi tên: 1 tuyến đường.

* Tuyến đường Hai Bà Trưng.

- Hiện trạng có mặt cắt 40,5m, điểm đầu đường Nguyễn Trãi (nút giao bên phải trụ sở UBND tỉnh); Điểm cuối đường Nguyễn Tất Thành với chiều dài 2,2km.

- Đề nghị điều chỉnh thành 2 tuyến đường:

+ Đường hai Bà Trưng: Điểm đầu từ Đảo giao thông Nhà thi đấu điểm cuối là đường Nguyễn Trãi dài 1,2km.

47

Page 48: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ Đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành Đường khu công nghiệp giáp Núi Trống (đường Phùng Hưng dự kiến ) dài1,64km.

2. Về đặt tên mới cho các tuyến đường, phố: Tổng số có 183 tuyến trong đó

2.1-Dự kiến đặt tên đường mới: 13 tuyến. (chi tiết xem bảng phụ lục 2).

Cụ thể chọn 13 danh nhân là:

- Phường Khai Quang : 9 tuyến đường đặt tên các danh nhân là Phùng Hưng, Lạc Long Quân, Phạm công Bình, Triệu Thái, Hàm Nghi, Đinh Tiên Hoàng, Lý Nam Đế, Nguyễn Văn Cừ , Văn Cao.

- Xã Định Trung: 02 tuyến đường đặt mới tên các danh nhân là, Mai Hắc Đế, Nguyễn Duy Thì.

- Phường Hội Hợp : 01 tuyến đường đặt mới tên là Lê Hồng Phong.

- Xã Thanh Trù: 01 tuyến đường đặt mới tên là Nguyễn Lương Bằng.

Trong số các danh nhân đặt tên đường có 2 trường hợp là không thuộc hàng Đế Vương và lãnh tụ nhưng có công lao đối với đất nước, với tỉnh Vĩnh Phúc đó là: Nguyễn Duy Thì, Phạm công Bình. Riêng đường Văn Cao có mặt cắt đường 24m, dài 0,5km, có vị trí quan trọng nằm giữa khu công viên Quảng trường, có cảnh quan đô thị đẹp nên đề nghị vẫn đặt tên đường.

2.2-Dự kiến đặt tên phố mới gồm: 170 tuyến. Dự kiến đặt tên các danh nhân địa phương, danh nhân của Quốc gia, danh nhân lịch sử, danh nhân khoa bảng, danh nhân qua các thời kỳ kháng chiến theo vần A,B,C... (Chi tiết xem bảng phụ lục 3).

* Tổng số có 183 tuyến trong đó:

- 92 tuyến đường, phố lấy tên các danh nhân hoặc địa danh của tỉnh Vĩnh Phúc đạt (50,3%).

48

Page 49: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

- 91 tuyến đường, phố lấy tên các danh nhân tỉnh ngoài đạt (49,7%).

3-Tổng hợp các tuyến đường, phố đặt tên phân theo đơn vị hành chính:

( Xem bảng chi tiết tại phụ lục 4) trong đó:

3.1. Phường Khai Quang: Tổng số 45 tuyến trong đó:

- 01 tuyến đường điều chỉnh (Đường Hai Bà trưng đến đường lạc Long Quân).

- 09 tuyến đường đặt mới.

- 36 tuyến phố đặt mới.

3.2. Phường Liên Bảo: Tổng số 52 tuyến phố đặt mới.

3.3. Xã Định Trung: Tổng số 05 tuyến trong đó:

- 02 tuyến đường đặt mới.

- 03 tuyến phố đặt mới.

3.4. Phường Đồng Tâm: Tổng số 31 tuyến phố.

3.5. Phường Hội Hợp: Tổng số 28 tuyến trong đó:

- 01 tuyến đường đặt mới.

- 27 tuyến phố đặt mới.

3.6. Xã Thanh Trù: 01 tuyến đường.

3.7. Phường Đống Đa: 13 tuyến phố.

3.8. Phường Ngô Quyền: 01 tuyến phố.

3.9. Phường Tích Sơn: 07 tuyến phố.

49

Page 50: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Phần thứ baTỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Kế hoạch xây dựng Đề án:

Quý 1 năm 2013.

- Thành lập tổ tư vấn giúp việc UBND Thành phố về đặt tên đường, phố.

- Đơn vị tư vấn phối hợp với tổ tư vấn khảo sát hiện trạng các tuyến đường mới có đủ điều kiện để dự kiến đặt tên, đổi tên. Lập danh mục tên đường, phố cần đặt tên, đổi tên trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho đề án ngân hàng tên đường, tên phố (Đơn vị tư vấn phối hợp tổ tư vấn).

Quý 2 năm 2013.

- Đơn vị tư vấn phối hợp với Tổ tư vấn sử dụng danh mục tên đường, tên phố để dự kiến đặt tên, đổi tên cho các tuyến đường, tuyến phố và gắn tên đường, phố vào bản đồ sau khi đặt, đổi tên. Trình thông qua Hội nghị gồm các ngành của Thành phố. Đồng thời, UBND các phường, xã có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia rộng rãi trong nhân dân.

- Trình UBND Thành phố Vĩnh Yên và trình HĐND thành phố.

Quý 3 năm 2013.

- Hoàn chỉnh hồ sơ Đề án trình UBND thẩm định và báo cáo HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tại kỳ họp thứ 8 năm 2013 phê duyệt.

Hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình đề nghị đặt tên, đổi tên đường, tên phố;

- Đề án đặt tên, đổi tên đường, tên phố:

50

Page 51: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

+ Danh mục tên đường, tên phố đã được đặt tên thuộc đô thị xếp theo loại (tên địa danh; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu; tên danh nhân); được xếp theo thứ tự A,B,C;

+ Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến đặt cho các tuyến đường, phố; mô tả tóm tắt quy mô của các tuyến đường, phố, công trình công cộng đó;

+ Sơ đồ, vị trí các tuyến đường, phố, công trình công cộng đã được đặt tên và dự kiến đặt tên thuộc đô thị.

- Tờ trình UBND Tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành và Quyết định của UBND tỉnh về việc đặt tên, đổi tên đường, tên phố trên địa bàn Thành Phố Vĩnh Yên.

Quý 4 năm 2013.

- Sau khi UBND tỉnh có quyết định, giao cho các ngành chức năng tổ chức thực hiện công bố tên đường, phố mới, đặt tên các ngõ, hẻm và gắn biển tên đường, phố mới, ngõ, ngách và gắn biển số nhà. Biên tập - xuất bản sách các danh nhân đã được đặt tên trên địa bàn thành phố, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.

II. Khái toán kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện đề án.

Tổng kinh phí: Lập và thực hiện đề án: 2.892.012.000đ cụ thể như sau:

- Khái toán kinh phí lập đề án: 526.452.000đ (có phụ lục chi tiết kèm theo)

- Khái toán kinh phí lắp đặt, gắn biển: 2.365.560.000đ (có phụ lục chi tiết kèm theo)

Trên đây là nội dung đề án đặt tên, đổi tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, UBND thành phố trình UBND, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc./.

51

Page 52: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

Lê Đức Dũng

52

Page 53: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

PHỤ LỤC 1: NGÂN HÀNG DỮ LIỆU ĐỂ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG DÙNG CHOTHÀNH PHỐ VĨNH YÊN ( 25 tuyến)

TT Tên đường, phố dự kiến Loại hình (Năm sinh - Năm mất)

Quê quán Tóm tắt tiểu sử

1 Âu Cơ 1

 

Theo truyền thuyết, bà Là vợ Lạc Long Quân, là bà mẹ khởi đầu của các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một nữ anh hùng văn hóa thuộc dòng dõi Thần Nông

2 Nguyễn Lương Bằng 3 (1904-1979) Thanh Miện, Hải Dương Ông là Chủ tịch nước Việt Nam ( 1969-1979)

3 Phạm Công Bình 2Là người xã Đồng Văn,

huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Năm giáp thìn đời vua Lý Nhân Tông (1124) Ông thi đỗ Đệ nhất giáp danh sách thứ nhất của khoa thi. Đời nhà Nguyễn suy tôn ông là Trạng Nguyên. Năm 1138 làm quan tới chức

Thái uý ở vào bậc đại thần của triều Lý, phẩm trật hàng chánh nhất phẩm.

4 Nguyễn Văn Cừ 3 (1912-1941) Người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương (tháng

11 năm 1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến lược cách mạng.

5 Văn Cao 3

(1923-1995) Sinh ở Hải Phòng nhưng quê ở Thôn hào Kiệt, xã Liên Minh,

Huyện Vụ Bản, Nam Định

Là nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng, là người sáng tác bài hát Tiến quân ca- Quốc ca Việt Nam và là người có bài hát " Trường ca Sông lô" nổi tiềng về Vĩnh Phúc.

6 Khúc Thừa Dụ 1Hồng Châu, Ninh Giang, Hải Dương. Ông mất năm

907Là người đặt nền móng đầu tiên cho nước Việt Nam tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc

53

Page 54: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

7 Nguyễn Thị Định 3 (1920–1992) huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 30 tháng 8 năm 1995, bà được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

8 Mai Hắc Đế 1 (1778-1858) Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Tên thật là Mai Thúc Loan, Năm 722, ông đã đứng lên kêu gọi dân phu trong vùng nổi dậy chống lại nhà Đường. Khi đã làm chủ cả vùng đất Hoan, Diễn, Ái, ông lấy thành Vạn An

làm kinh đô, xưng đế nên sử cũ thường gọi ông là Mai Hắc Đế.

9 Lý Nam Đế 1 Ông tên thật là Lý Bí, là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam.

10 Lê Đại Hành 1 (941 – 1005)Tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Là một vị

hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc.

11 Đinh Tiên Hoàng 1 (924 - 979) Ninh Bình Là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu

tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Tên húy còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh.

12 Phạm Hùng 3 (1912-1988) huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long

Ông từng giữ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của nước Việt Nam thống nhất, từ năm 1987 đến năm 1988.

13 Phùng Hưng 1 Xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội

Ông là Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Đường. Năm 782, Phùng Hưng được tôn làm vua, tổ chức lại đất nước, mở mang kinh tế. Được 7 năm thì ông mất,

nhân dân đã tôn ông làm Bố cái đại vương để tỏ lòng thương nhớ và kính trọng.

54

Page 55: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

14 Võ Nguyên Giáp 3

Ông sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ

Thủy, tỉnh Quảng Bình. Mất 4/10/2013.

Là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong Chiến

tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông cũng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông

1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến cục năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), Chiến tranh Đông Dương lần 3 (1979).

15 Huỳnh Thúc Kháng 3 (1876- 1947) huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử vào Chính phủ liên hiệp làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946), rồi Quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch

Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán

16 Nguyễn Bỉnh Khiêm 2 (1491-1585) Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Ông đỗ Trạng nguyên rồi ra làm quan thời Mạc, giữ chức Tả thị lang Bộ Lại, rồi thăng Thượng thư Bô Lại, tước Trình quốc công, sau ông được thăng Trình quận công, mọi

người tôn xưng là Trạng Trình.

17 Hàm Nghi 1 (1871–1943) Vua Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là một trong những vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

18 Lê Hồng Phong 3 (1902-1942) huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Ông là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà cách mạng Việt Nam, Uy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 1.

19 Lạc Long Quân 1 Theo truyền thuyết, ông là cha của vua Hùng đầu tiên. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh được 100 con trai, chia nhau trấn trị các nơi, trở thành các ông tổ của

các tộc người khác nhau trên đất Bắc Việt Nam.

55

Page 56: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

20 Triệu Thái 2 Người xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch.

Còn được gọi là "Lưỡng quốc Tiến sĩ". Ông làm quan giữ chức Thị ngự sử đứng đầu Ngự sử đài. Sau khi mất, ông được ban tên thụy là Cự Tuấn, được triều đình phong thần, được

thờ ở đình Hoàng Chung, huyện lập thạch.

21 Nguyễn Duy Thì 2 Xã Thanh Lãng, Huyện Bình Xuyên

Ông thi đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Tuất niên hiệu Quang Hưng năm thứ 21 đời Lê Thế Tông (1598). Là một người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, là quan trụ cột của quốc gia: Thượng thư bộ Lại kiêm Trưởng lục bộ sự triều đình Lê - Trịnh gần 40

năm. Khi mất, được gia tăng chức Thái Tể (Tể Tướng )

22 Nguyễn Hữu Thọ 3 (1910-1996) huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước

cho đến tháng 7 năm 1981

23 Hoàng Văn Thụ 3

(1906-1944)Cao Bằng, đã có thời kỳ hoạt động

kháng chiến ở tỉnh Vĩnh Phú

Sang năm 1939, ông được bầu làm Bí thư Xứ uỷ. Tháng 11/1940, hội nghị Trung ương lần thứ bảy cử ông vào Ban Thưởng vụ Trung ương Đảng và trực tiếp chỉ đạo phong trào Bắc

Sơn, Vũ Nhai. Ông đã cùng Tỉnh uỷ Cao Bằng bố trí đón Bác Hồ từ Trung Quốc về Pắc Bó tháng 12/1941.

24 Trần Nhân Tông 1 (1258-1308) Ông là Vị vua anh minh nhà Trần. Thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điều ngự.

25 Triệu Việt Vương 1 Ông mất năm 571Tên thật là Triệu Quang Phục, Ông giúp Lý Nam Đế khởi nghĩa chống giặc Lương. Năm 548 Lý Nam Đế mất, năm sau ông xưng là Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương ở ngôi

được 22 năm (549 - 571)

56

Page 57: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐẶT TÊN NĂM 2013 ( 13 tuyến)

TT

Ký hiệu trên bản vẽ

Tên đường, phố dự kiến Xã, Phường Điểm đầu Điểm cuối

Chiều dài

(Km)

Chỉ giới

đường đỏ (m)

Số ngõ trên

đường, phố

Loại hình

(Năm sinh - Năm

mất) Quê quán

Tóm tắt tiểu sử

1 161Đường Nguyễn

Lương Bằng

Xã Thanh Trù

(Đường tỉnh 305B)

QL2 đoạn tránh Vĩnh Yên (cách trạm thu

phí 500m)

QL2 đoạn tránh Vĩnh

Yên2,08 13,5 26 3

(1904-1979) Thanh

Miện, Hải Dương

Ông là Chủ tịch nước Việt Nam ( 1969-1979)

2 05Đường

Phạm Công Bình

KCN Khai Quang

Tuyến Đường

Triệu Thái

Tuyến Đường Phùng Hưng

0.86 24 2 2

Là người xã Đồng

Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh

Phúc

Năm giáp thìn đời vua Lý Nhân Tông (1124) Ông thi đỗ Đệ nhất giáp danh sách thứ nhất của khoa thi. Đời nhà

Nguyễn suy tôn ông là Trạng Nguyên. Năm 1138 làm quan tới chức Thái uý ở vào bậc đại thần của triều

Lý, phẩm trật hàng chánh nhất phẩm.

3 40Đường

Nguyễn Văn Cừ

thôn Trại Giao đi

Hương sơn

Đường Nguyễn

Tất Thành

Hết địa phận TP

Vĩnh Yên (Đi Hương

Sơn)

1,8 24 10 3

(1912-1941) Người

huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn

Cừ, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương (tháng 11 năm

1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến

lược cách mạng.

4 97 Đường Mai Hắc Đế

Đường Liên huyện đi

Thanh Vân

Đường Nguyễn

Tất Thành (Giáp

UBND xã Định

Trung )

Hết địa phận TP

Vĩnh Yên (Địa phận xã Thanh

Vân)

1,410,5 (QH 19,5)

24 1

(1778-1858) Nghi Xuân, Hà

Tĩnh

Tên thật là Mai Thúc Loan, Năm 722, ông đã đứng lên kêu gọi dân phu trong vùng nổi dậy chống lại nhà

Đường. Khi đã làm chủ cả vùng đất Hoan, Diễn, Ái, ông lấy thành Vạn An làm kinh đô, xưng đế nên sử cũ

thường gọi ông là Mai Hắc Đế.

57

Page 58: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

5 22 Đường Lý Nam Đế

KĐT Nam đầm Vạc

Nút giao Hai Bà

Trưng và Mê Linh

(Ngã 5 nhà thi đấu )

Tuyến Đường

Đinh Tiên Hoàng

(đường vào sân gôn)

1,87 22,5 10 1

Ông tên thật là Lý Bí, là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà

nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam.

6 09 Đường Đinh Tiên Hoàng

BigC đi Sân Golt

Đường quốc lộ 2

(Giáp BigC)

Thôn Minh Quang, xã Thanh Trù

1,85 33.5 10 1 (924 - 979) Ninh Bình

Là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt

Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn

và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Tên húy còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh.

7 01 Đường Phùng Hưng

KCN Khai Quang

Đường Tôn Đức

Thắng (Thôn Minh

Quyết)

Hết khu công nghiệp Khai Quang

(giáp xã Quất Lưu)

1.63 24 6 1

Xã Đường Lâm, Sơn

Tây, TP Hà Nội

Ông là Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Đường. Năm 782, Phùng Hưng được tôn làm vua, tổ chức lại đất nước, mở mang kinh tế. Được 7 năm thì ông mất,

nhân dân đã tôn ông làm Bố cái đại vương để tỏ lòng thương nhớ và kính

trọng.

8 183 Văn Cao

Nhà thi đấu TP Vĩnh

Yên. Phường Khai Quang

Đường Tôn Đức

Thắng (Gần công

an tỉnh Vĩnh Phúc)

Đường Mê Linh (Giáp cổng nhà Thi Đấu

Vĩnh Phúc)

0,5 24

 

3

(1923-1995) Sinh

ở Hải Phòng

nhưng quê ở Thôn hào

Kiệt, xã Liên Minh, Huyện Vụ Bản, Nam

Định

Là nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng, là người sáng tác bài hát Tiến quân ca- Quốc ca Việt Nam và là người có bài hát " Trường ca Sông lô" nổi tiềng về

Vĩnh Phúc.

9 07 Đường Hàm Nghi

KCN Khai Quang

Tuyến Đường

Triệu Thái

Tuyến đường Phùng

Hưng (Bái rác Gò Rùa,

1.17 24 2 1 (1871–1943)

Vua Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là một trong những vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp

thuộc.

58

Page 59: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN lucgd... · Web view+ Đường Lạc Long Quân: Điểm đầu từ đảo giao thông Nhà thi đấu qua Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành, điểm

Khai Quang)

10 153 Đường Lê Hồng Phong

Phường Hội Hợp

(KDC Tỉnh Uy)

Đường Lam Sơn (đảo tròn

KDC Tỉnh ủy- đầu

Cầu Trắng)

Đường Tránh quốc

lộ 2A đi Yên Lạc

1,6 36,5 0 3

(1902-1942) huyện Hưng

Nguyên, tỉnh Nghệ

An

Ông là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà cách mạng Việt Nam, Uy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 1.

11 02 Đường Lạc Long Quân

KCN Khai Quang

Nút giao Đường Hai Bà Trưng và Đường Mê Linh

Tuyến Đường Phùng

Hưng (Giáp nghĩa trang)

1.64 40.5 5 1

Theo truyền thuyết, ông là cha của vua Hùng đầu tiên. Lạc Long Quân

lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh được 100 con trai, chia nhau trấn trị các nơi, trở thành các ông tổ của các

tộc người khác nhau trên đất Bắc Việt Nam.

12 06 Đường Triệu Thái

KCN Khai Quang

Đường Nguyễn

Tất Thành (Bến Xe

mới )

Quá tuyến Đường

Hàm Nghi (Chân bãi

rác)

0.81 24 4 2

Người xã Đồng Ích, huyện Lập

Thạch.

Còn được gọi là "Lưỡng quốc Tiến sĩ". Ông làm quan giữ chức Thị ngự

sử đứng đầu Ngự sử đài. Sau khi mất, ông được ban tên thụy là Cự Tuấn,

được triều đình phong thần, được thờ ở đình Hoàng Chung, huyện lập

thạch.

13 99Đường

Nguyễn Duy Thì

Đường Liên huyện đi

Thanh Vân

Phố Chùa Hà (Cây

xăng)

Hết địa phận TP

Vĩnh Yên (Địa phận xã Thanh

Vân)

1,6710,5 (QH 19,5)

8 2

Xã Thanh Lãng, Huyện Bình

Xuyên

Ông thi đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Tuất niên hiệu Quang Hưng năm thứ 21 đời Lê Thế Tông (1598). Là một người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, là quan trụ cột

của quốc gia: Thượng thư bộ Lại kiêm Trưởng lục bộ sự triều đình Lê - Trịnh gần 40 năm. Khi mất, được gia

tăng chức Thái Tể (Tể Tướng )

59